ClockThứ Hai, 01/06/2020 14:51

Đọc sách để hoàn thiện bản thân

TTH - “Đọc sách không chỉ giúp hoàn thiện bản thân mà còn giải tỏa được căng thẳng của học hành, công việc cũng như cuộc sống thường ngày” – Phan Thúy Hoài đã chia sẻ như thế khi nhận giải Nhất ở hạng mục viết trong cuộc thi viết và nhiếp ảnh “Mở sách, mở tương lai” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức, trao giải vào cuối tháng 5.

Nhiều tấm lòng hảo tâm đến với cháu Hồ Thị Hòa

Phan Thúy Hoài nhận giấy chứng nhật giải nhất cuộc thi viết từ ban tổ chức

Hoài đang học năm thứ 2 ở Trường đại học Luật, Đại học Huế. Cũng như nhiều bạn trẻ khác, niềm đam mê đọc và viết đã ăn sâu trong cô gái trẻ người Hà Tĩnh này nhờ yếu tố gia đình. Khi đặt chân vào Huế theo học, niềm đam mê đọc và thỏa thích viết như được tiếp sức bởi một hệ thống thư viện, nhà sách và các chương trình giao lưu, chia sẻ văn hóa đọc.

Ngày được xướng tên lên nhận giải cao nhất cuộc thi, Hoài nói rằng khá bất ngờ. Không chỉ được các thành viên ban giám khảo đánh giá cao mà bài viết đó còn được rất nhiều người đón đọc và chia sẻ. Tác phẩm đạt giải cũng chính là câu chuyện của gia đình Hoài: “Đọc sách mùa COVID-19 – Gắn kết thế hệ – Lan tỏa yêu thương”.

Hoài kể, suốt 80 năm cuộc đời của ông bà mình đã luôn dành trọn tình yêu cho sách. Từ thời chiến đã mê sách cho đến hòa bình hôm nay, khi mà cả thế giới chiến đấu với “giặc” COVID-19 ông bà lại đọc nhiều hơn, đọc cho bản thân và cho con cháu cùng nghe.

“Đó là câu chuyện nói về niềm đam mê đọc sách của ông bà em. Và em muốn gửi gắm một người thông điệp “sách rất kỳ diệu, không chỉ mang cho ta kiến thức mà còn giúp gia đình xích lại gần nhau hơn”.

Nhờ niềm đam mê đọc của ông bà đã tiếp sức Hoài và giúp em có một nền tảng kiến thức mà sách đem lại. Hoài kể, trước kia không phải người đam mê đọc. Cũng như rất nhiều bạn trẻ khác, chỉ chăm chú vào điện thoại, máy tính, dành nhiều thời gian cho phim ảnh và lướt mạng xã hội. “Tuy nhiên rất may mắn cho em là có ông bà đam mê sách. Được sống môi trường ấy, chứng kiến ông bà cao tuổi, mắt kém tay run nhưng vẫn mê đọc đã khiến em thay đổi. Tại sao mình còn trẻ, còn thời gian, còn sức khỏe sao không tận dụng để đọc sách, mở mang hiểu biết”, Hoài đặt câu hỏi và trả lời cho chính bản thân bằng cách cố gắng đọc, đọc thật nhiều thể loại ở bất cứ khi nào rảnh, ở nhiều không gian khác nhau. Và bây giờ hầu như lúc nào Hoài cũng mang sách bên mình.

Trong rất nhiều cuốn sách đã đọc, Hoài nói mình tâm đắc nhất cuốn “Nghĩ đơn giản, sống đơn thuần” của tác giả Tolly Burkan. Ở đó, cô sinh viên trường Luật ấn tượng nhất với câu nói ở cuối trang, trước khi khép lại câu chuyện: “Một chuyến phiêu lưu bắt đầu bằng một bước đi. Khi bạn đóng cuốn sách này lại, hãy tiến lên và trở thành con người phi thường mà bạn đã được định sẵn”. Và đó, là kim chỉ nam mà Hoài sẽ luôn giữ cho mình trong hành trình chinh phục con đường phía trước với vô vàn ước mơ, hoài bão đang chờ sẵn.

Cuộc thi viết và nhiếp ảnh “Mở sách, mở tương lai” do Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế phát động từ đầu tháng 4 và kết thúc, trao giải vào cuối tháng 5 vừa rồi.

Cuộc thi đã đón nhận sự ủng hộ của đông đảo bạn trẻ với hàng trăm bài, ảnh gửi về ban tổ chức. Các tác phẩm chủ yếu xoay quanh câu chuyện cả nước chống dịch COVID-19 thông qua việc khuyến khích hoạt động cá nhân, giúp nâng cao năng lực bản thân qua thói quen đọc sách, tự cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức...

“Tôi đặt mình với vai trò người đọc đơn thuần và được đắm chìm trong rất nhiều cảm xúc khác nhau. Rất nhiều bài viết, hình ảnh cho thấy chiều sâu, góc nhìn mới lại của các bạn trẻ. Điều đó cũng khẳng định sự đọc, cách nhìn nhận về văn hóa đọc vô cùng đa dạng”, anh Huỳnh Anh Thuận – thành viên ban giám khảo cuộc thi nhìn nhận.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

TIN MỚI

Return to top