ClockThứ Hai, 07/11/2016 14:02

Du lịch Huế: Còn thiếu gắn kết

TTH - Sự gắn kết giữa doanh nghiệp (DN) lưu trú và lữ hành đang còn rời rạc. đây được cho là một phần nguyên nhân làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh nhà.

Chỉ ưu tiên cho đối tác

Theo ông Trương Thành Minh, Trưởng phòng Lữ hành (Sở Du lịch), lâu nay, để giải thích lý do Huế chưa giữ chân được du khách lâu, đa số đều cho rằng Huế thiếu các sản phẩm hấp dẫn, hoặc có các sản phẩm nhưng đã quá quen thuộc, không còn sức hút. Điều này chưa hẳn. thời gian qua có khá nhiều sản phẩm mới lạ, độc đáo được các DN lữ hành khai thác. Cái khó là các sản phẩm này chưa đến được tay du khách.

Du khách luôn muốn tìm hiểu những điều chưa biết về điểm đến

Vì sao du khách ít biết các sản phẩm, nhiều DN lữ hành đều một câu trả lời: Đó là khả năng tự quảng bá của DN không cao. Con đường mà các DN lữ hành đưa các sản phẩm đến với du khách chủ yếu qua website, mạng xã hội. DN với nguồn lực mạnh thì tham gia ở các hội chợ. DN nhỏ hơn, dựa vào các mối quan hệ thì may ra gửi được ít ấn phẩm đến các hội chợ. với nhu cầu và khả năng hiểu biết của mỗi du khách đối với điểm đến, chắc chắn họ không thể tìm hiểu hết các sản phẩm ở Huế. Còn khi đặt tour tại các DN lữ hành, không dễ để giới thiệu khách sử dựng sản phẩm của DN khác. Nếu là các DN có mối quan hệ thân thiết với nhau thì may ra.

Có một kênh quảng bá hiệu quả, ít tốn công sức và kinh phí hơn nhiều, đó là khi du khách đến với các cơ sở lưu trú, DN lữ hành có thể đưa các sản phẩm đến tay du khách thông qua các tờ rơi, ấn phẩm, được giới thiệu tại các quầy đọc sách, quầy thông tin tại cơ sở lưu trú. Giải pháp này đặc biệt hiệu quả với khách không đi theo tour, vô tình bắt gặp một hành trình khám phá Huế độc đáo nào đó, họ ở lại Huế thêm 1 ngày, 2 ngày và có thể hơn, để sử dụng các sản phẩm. Còn đối với khách đi theo tour, giải pháp này cũng được đánh giá có hiệu quả. Không có thời gian đi trong đợt này, họ có thể lên kế hoạch trở lại Huế lần sau, hoặc có thể giới thiệu cho người quen những sản phẩm độc đáo này.

Nhiều năm qua, các tờ rơi, ấn phẩm giới thiệu các sản phẩm du lịch của DN lữ hành hầu như không “có cửa” để đặt lên các kệ sách báo, quầy thông tin ở các cơ sở lưu trú. Mỗi DN lưu trú thường có vài đối tác lữ hành thường xuyên đưa nguồn khách về. Có lợi ích với nhau nên DN lưu trú chỉ ưu tiên cho các sản phẩm của đối tác được quảng bá tại cơ sở của mình. Nếu các DN không phải là đối tác, muốn đưa các tờ rơi vào giới thiệu thì phải trả phí cho DN lưu trú. Một giám đốc DN lữ hành thừa nhận, con đường để các tờ rơi đến được tay của du khách vô cùng chông gai. Để được vào trong các khách sạn, chi phí cần trả tăng theo cấp độ sao.

Cần gắn kết hơn

Sự hợp tác còn nặng về mối quan hệ và tiền bạc vô tình là rào cản để các sản phẩm du lịch đến được với du khách. Ông Trương Thành Minh cho hay, là đối tác của nhau nên được ưu tiên hơn cũng dễ hiểu. thẳng thắn nhìn nhận, tâm lý kinh doanh này đang ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành du lịch Huế. Tư tưởng chỉ có đối tác mới được ưu tiên cần thay đổi, mỗi DN cần “mở lòng”.

Nhân viên lễ tân Khách sạn Mondial giải đáp thắc mắc cho du khách

Điều vui mừng cho du lịch Huế gần đây là đã có bước chuyển mình trong tâm lý kinh doanh của các DN. Các DN lữ hành đã bắt đầu đưa được các sản phẩm, tour tuyến vào các cơ sở lưu trú. Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc Khách sạn Mondial, Chủ tịch Hội Lưu trú, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh khẳng định, dưới góc độ của DN kinh doanh lưu trú, chúng tôi sẵn sàng cho sự hợp tác này. Khách sạn Mondial đã và sẽ tiếp nhận các các phẩm của DN lữ hành để du khách có thể tìm đọc khi đến lưu trú.

 Để sự gắn kết này hiệu quả, có tính bền vững, tiếng nói và vai trò của Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch là vô cùng quan trọng. Sở Du lịch cho biết, đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt để tìm tiếng nói chung cho một sự liên kết chặt chẽ. Thời gian đến, sở tiếp tục tổ chức các cuộc gặp gỡ theo định kỳ và xây dựng một bộ sản phẩm để quảng bá chung tại các khách sạn; yêu cầu DN lưu trú tạo điều kiện cho lữ hành; ngược lại, lữ hành cũng cần có những cam kết về nguồn khách cho cơ sở lưu trú để tạo được lợi ích giữa hai bên.

Ông Nguyễn Hữu Bình cho hay, hiệp hội sẽ có những thống nhất chung trong hoạt động hợp tác kinh doanh giữa DN lữ hành và lưu trú. Với mục tiêu, càng nhiều sản phẩm đến tay du khách sẽ càng làm tăng thời gian lưu trú, góp phần cho sự phát triển của ngành. Đưa sản phẩm vào các khách sạn là bước đầu tiên, sau đó sẽ còn nhiều hình thức gắn kết nữa. Với tư tưởng kinh doanh đổi mới, đoàn kết từ nội lực để tạo sức mạnh chung, ngành du lịch Huế hứa hẹn sẽ có bước chuyển mình.

Toàn tỉnh có 593 cơ sở lưu trú, trong đó, có 27 khách sạn từ 3 - 5 sao. Về lữ hành, hiện trên địa bàn có 83 đơn vị và chi nhánh, trong đó, có 47 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, 36 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều khách sạn của Huế đạt các giải thưởng danh giá về du lịch

Đó là một trong những điểm nhấn nổi bật được chia sẻ tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội Khách sạn TP. Huế diễn ra chiều tối 10/1. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP. Huế, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch TP. Huế.

Nhiều khách sạn của Huế đạt các giải thưởng danh giá về du lịch
Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây

Sáng 9/1, Sở Du lịch phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến TP. Huế bằng đường hàng hải năm 2025. Tham dự chương trình đón chuyến tàu có ông Hoàng Hải Minh, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế.

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top