ClockThứ Sáu, 02/06/2023 16:22

Giảm rác thải nhựa trong du lịch: Cần sự đồng hành của doanh nghiệp và du khách

TTH - TP. Huế phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ giảm 30% lượng rác thải nhựa ra môi trường. Để làm được điều này cần có sự chung tay của người dân, đặc biệt là sự tham gia của ngành du lịch, doanh nghiệp và chính mỗi du khách.

Lượng du khách nước ngoài đến Hàn Quốc đạt mức tăng gần 7 lầnHàn Quốc thúc đẩy du lịch y tế như động lực tăng trưởng trong tương laiGỡ khó cho du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh

leftcenterrightdel
Sử dụng chai nhựa khi đi du lịch hiện chưa có vật dụng khác để thay thế một cách tối ưu 

Còn thách thức, dù hiệu quả

Theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch, sự tăng trưởng lượng khách du lịch và xu hướng du lịch nhiều hơn trong giai đoạn vừa qua đã xả lượng lớn chất thải ra môi trường, trong đó có rác thải nhựa. Ước tính, trong du lịch, trung bình mỗi khách du lịch thải ra môi trường từ 5 - 10 túi ni lông/ngày; 2 - 4 vỏ chai nhựa, hộp sữa/ngày. Đó là chưa kể đến các sản phẩm, vật dụng cá nhân làm bằng nhựa dùng 1 lần khác.

Đối với các nhà hàng, quán ăn, kể cả nhiều khách sạn, thói quen sử dụng nhựa, túi ni lông vẫn chưa thực sự cải thiện. Cùng với đó là nguồn rác thải từ khâu chế biến, từ phế phẩm sau khi dùng bữa… khiến cho “bài toán” môi trường vẫn chưa tìm được giải pháp cụ thể. Đó là áp lực rất lớn đến môi trường, nhất là tại các khu du lịch, gây phản cảm cho khách du lịch, dễ dẫn tới suy giảm lượng khách, thiệt hại về kinh tế du lịch.

Tháng 5/2019, hơn 80 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã cùng ký cam kết nói không với các sản phẩm từ nhựa. Cụ thể, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch cam kết thực hiện không sử dụng sản phẩm ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; trong các hội nghị, hội thảo của đơn vị, không sử dụng nước uống đóng chai sử dụng một lần, có thể tích 330 - 500ml; các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khu du lịch, điểm du lịch thu gom, phân loại, xử lý chất thải theo đúng quy định; định kỳ chủ nhật hàng tuần tổ chức vệ sinh môi trường, cảnh quan tại nơi ở, nơi làm việc…

Để thay đổi không dễ. Hiện, nhiều khách sạn khi tổ chức hội nghị vẫn sử dụng chai nhựa. Quá trình di chuyển, phục vụ nước uống cho du khách hay các hoạt động khác vẫn phải sử dụng chai nhựa. Vì sử dụng các vật dụng như thủy tinh là rất khó, thậm chí gây nguy hiểm. Trong khi, chưa có những vật dụng tối ưu để thay thế.

Ở một diễn biến liên quan, việc áp dụng hợp lý các vật dụng thân thiện với môi trường, có thể tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Khách sạn Villa Huế là một ví dụ. Bà Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm Đào tạo thực hành nghề du lịch, Khách sạn Villa Huế cho biết, thời gian qua, khách sạn đã sử dụng nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế các sản phẩm nhựa, như sử dụng chai thủy tinh đựng nước; cung cấp bình nước lớn để khách sử dụng; chai đựng sữa tắm, dầu gội sử dụng 1 lần được thay thế bằng các chai lớn sử dụng lâu dài; sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên từ vật liệu sinh học như tre, giấy, mía, dừa; ống hút giấy, inox thay thế cho ống hút nhựa...

“Bằng việc áp dụng đó mà hàng năm, khách sạn đã giảm 20.400 chai nhựa, tiết kiệm được 61 triệu đồng; 13.200 chai dầu gội cá nhân, 11.000 chai sữa tắm cá nhân, tiết kiệm được 72 triệu đồng; hạn chế sử dụng khoảng 21.000 ống hút nhựa. Tổng số kinh phí tiết kiệm được gần 150 triệu đồng/năm”, bà Hoa cho biết.

Từ cam kết đến hành động

Mục tiêu đến năm 2024, TP. Huế trở thành Đô thị giảm nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý, đẩy mạnh thu hồi rác tái chế từ bãi chôn lấp. Đến năm 2030, hệ thống các dòng sông và hệ sinh thái khu vực đất ngập nước trên địa bàn TP. Huế sẽ được bảo vệ khỏi ô nhiễm rác thải nhựa. Nếu làm được điều này, không chỉ làm  cho bộ mặt đô thị thay đổi mà sẽ góp phần giúp du lịch phát triển bền vững.

Theo các doanh nghiệp du lịch, hiện các sản phẩm thay thế đồ nhựa chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Vì vậy, cần sự quan tâm hơn nữa từ các cơ quan chức năng và các tổ chức trong việc triển khai các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa. Hỗ trợ các nguồn lực trong việc thực hiện các giải pháp giảm rác thải nhựa. Cần có một nghiên cứu cụ thể hơn về tổng lượng rác tại mỗi khách sạn, điểm đến. Từ đó mới đưa ra mục tiêu cần giảm cụ thể của chất thải nhựa.

Trong hoạt động du lịch, việc áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường đúng cách, phù hợp sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực. Như mô hình tại Khách sạn Villa Huế đang triển khai cần nhân rộng. Cùng với đó, mỗi một người phục vụ có ý thức trong việc sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, rồi truyền đi thông điệp đó đến với du khách. Về phía mỗi du khách cũng cần có những chia sẻ, hỗ trợ điểm đến trong giảm chất thải nhựa.

Một giải pháp cụ thể hơn đối với ngành du lịch vừa được triển khai là Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch và Dự án “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” phát động và ký cam kết triển khai các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động du lịch giữa các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp du lịch trong thời gian đến.

Bà Nguyễn Hoàng Thụy Vy, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, doanh nghiệp du lịch sẽ cùng cam kết đào tạo nhân viên về phân loại rác tại nguồn và giảm thiểu rác thải nhựa. Xây dựng nội quy về tiết kiệm tài nguyên điện, nước. Áp dụng nguyên tắc 6T, gồm: từ chối, tiết giảm, tái sử dụng, thay thế, tái chế, thu gom. Triển khai phân loại rác tại nguồn. Kêu gọi sự tham gia và thuyết phục khách hàng giảm sử dụng đồ nhựa 1 lần… Ngay sau khi tiến hành cam kết, hiệp hội đã phổ biến đến tất cả các doanh nghiệp, điểm du lịch, để cùng đóng góp vào sứ mệnh đưa Huế trở thành “Đô thị giảm nhựa” (Plastic Smart City) vào năm 2024 với mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường tự nhiên.

Bài, ảnh: QUANG SANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Đón đầu những cơ hội mới

Du lịch Huế năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, ghi dấu ấn về thu hút lượng khách và được vinh danh ở những giải thưởng du lịch danh giá.

Đón đầu những cơ hội mới

TIN MỚI

Return to top