ClockThứ Ba, 26/09/2023 15:14

Cần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biển

TTH.VN - Cảng Chân Mây được đánh giá một trong những cảng biển hiện đại, đảm bảo điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đón tàu du lịch duy nhất của Huế, góp phần khẳng định giá trị thương hiệu trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Thế nhưng cảng biển được xem là “cửa ngõ hướng ra biển Đông” này vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết và có những giải pháp cấp thiết.

Gần 100 khách du lịch tàu biển đến Cố đô Huế sau gần 3 năm bị gián đoạnQuy hoạch chi tiết cho du lịch biểnHoạt động kinh doanh du lịch đường biển được tạo điều kiện thuận lợi hơn

 Nhiều tàu biển hạng sang cập cảng biển Chân Mây chở theo hàng trăm ngàn lượt khách quốc tế

Đó là nhận định được các đơn vị quản lý, doanh nghiệp đưa ra tại hội nghị “Đánh giá công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2023” do Sở Du lịch tổ chức sáng 26/9.

5 năm đón hơn 208.000 khách du lịch

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy tham dự, điều hành hội nghị.

Theo Sở Du lịch, thời gian qua cảng Chân Mây đã tổ chức đón nhiều chuyến tàu biển hạng sang nhập cảng. Đáng kể có sự xuất hiện thường xuyên các hãng du lịch tàu biển hạng sang như Royal Caribbean, Celebrity Cruise, Tui Cruise, Costa Criere, Vinking Ocean Cruise, Smaill Cruise, Princess Cruise, Ovation of the seas, Mary Queen 2…

Ông Hoàng Phước Nhật, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay, từ năm 2018 đến tháng 6/2023, các đơn vị liên quan đã giải quyết thủ tục cho 116 lượt tàu du lịch mang theo hơn 208.000 khách du lịch, hơn 91.000 thuyền viên đến và rời cảng từ nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu khách đến từ Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha.

Số lượng tàu du lịch trong giai đoạn 2018 - 2019 tăng đều qua các năm, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, các hãng tàu du lịch hợp đồng trước đó 1-2 năm có kế hoạch đăng ký cho tàu cập cảng phải hủy chuyến.

Theo ông Nhật, cảng Chân Mây đã đầu tư xây dựng hoàn thành 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910m. Trong đó, cầu cảng số 1 dài 360m, cầu cảng số 2 dài 280m và số 3 dài 270m. Các bến số 4, 5 cảng Chân Mây với tổng chiều dài 540m đang triển khai các thủ tục về xây dựng, dự kiến dự án hoàn thành đưa vào hoạt động giai đoạn I vào quý I/2025. Bên cạnh đó, công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các công trình hạ tầng giao thông, duy trì hệ thống cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được Ban Quản lý Kinh tế, công nghiệp tỉnh quan tâm triển khai.

Thông tin thêm lượng tàu du lịch dự kiến đăng ký cập cảng từ năm 2024 đến 2026, ông Nhật cho biết, năm 2024 sẽ đón 30 lượt tàu với gần 48.000 hành khách và gần 19.000 thuyền viên; năm 2025 sẽ đón 26 lượt tàu với gần 30.000 hành khách và gần 13.000 thuyền viên; năm 2026 đón 7 lượt tàu với 18.000 hành khách và 6.000 thuyền viên.

Dịch vụ vẫn còn hạn chế

Tại hội nghị, các sở ban ngành cũng như các doanh nghiệp cũng đã nêu ra nhiều vướng mắc, khó khăn liên quan. Đáng nói, hiện vẫn còn tình trạng đặt đáy, lưới của ngư dân khai thác tôm hùm con trong luồng tàu, vũng quay tàu và vùng đậu tàu, gây mất an toàn hàng hải. Trong khi đó, phía ngoài cổng cảng không có bãi đỗ dành cho các phương tiện nên dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn khi phương tiện vào đón khách du lịch và gây khó khăn trong công tác kiểm soát.

Ngoài ra, từ vị trí neo đậu của tàu khách du lịch đến vị trí đỗ xe rất xa không có xe trung chuyển, khi thời tiết nắng nóng, mưa gió gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian tham quan du lịch của hành khách. Mặc dù đã có sự đầu tư bổ sung nhiều loại hình sản phẩm khác nhau để phục vụ khách du lịch tàu biển, nhưng Thừa Thiên Huế vẫn còn thiếu những cụm mua sắm - ẩm thực - vui chơi giải trí quy mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm siêu thị miễn thuế…

Sở Du lịch cũng đã kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền, vận động, xử lý dứt điểm tình trạng người dân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản lấn chiếm luồng hàng hải, khu quay trở, khu neo đậu tàu tại khu vực hàng hải Chân Mây.

Xem xét hỗ trợ giảm cảng phí cho các tàu du lịch vào cảng biển Thừa Thiên Huế định tuyến hoặc nhiều lần. Ngoài ra, kêu gọi đầu tư, các cụm mua sắm - ẩm thực - vui chơi giải trí quy mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đốc thúc các dự án đang triển khai trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh sớm hoàn thành, đưa vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tàu biển.

Các tập thể, cá nhân có thành tích trong quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhận định, dù có rất nhiều lợi thế phát triển du lịch tàu biển nhưng hạ tầng cơ sở cảng du lịch, nguồn nhân lực còn thiếu, trang thiết bị quản lý, giám sát, kiểm tra và hoạt động xúc tiến quảng bá chưa được đầu tư hiệu quả… Ngoài ra, số doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các dịch vụ cho du khách tàu biển chưa nhiều, chất lượng dịch vụ đón khách du lịch tàu biển còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ đón khách cao cấp.

Trước những thực trạng đó, ông Bình đề nghị các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến, giải quyết hợp lý, phù hợp. Cần lưu ý thêm việc tạo cơ chế chính sách cũng như đảm bảo an toàn an ninh nhưng tạo thuận lợi tối đa cho du khách.

Thời gian tới, cần tăng thêm số lượng các doanh nghiệp quan tâm về khai thác khách tàu biển đến Huế. Cùng với đó, cần có giải pháp nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách sử dụng các dịch vụ ở Huế. Ngoài ra, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất, đầy đủ nhất để phục vụ khách tàu biển khi tham quan, sử dụng tại Huế như phương tiện vận chuyển, các nhà hàng, các điểm tham quan, các quầy hàng mua sắm, quà lưu niệm…

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND quy định quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển Thừa Thiên Huế.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây

Sáng 9/1, Sở Du lịch phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến TP. Huế bằng đường hàng hải năm 2025. Tham dự chương trình đón chuyến tàu có ông Hoàng Hải Minh, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế.

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Đón đầu những cơ hội mới

Du lịch Huế năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, ghi dấu ấn về thu hút lượng khách và được vinh danh ở những giải thưởng du lịch danh giá.

Đón đầu những cơ hội mới

TIN MỚI

Return to top