ClockThứ Tư, 20/04/2022 15:32

Ý thức thị dân khi trở thành công dân thành phố: Từng bước thích ứng

TTH - Lập lại trật tự đô thị, nâng cao ý thức thị dân đối với người dân ở những xã, phường mới sáp nhập vào TP. Huế đang được các cấp chính quyền và ngành chức năng quan tâm.

Tuổi trẻ TP. Huế tham gia đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộngĐảm bảo trật tự đô thị gắn với phòng, chống dịchQuản lý trật tự đô thị sau khi thành phố mở rộng: Nhiều vấn đề đặt ra

Người dân xây dựng công trình nhà ở tại phường Phú Thượng (TP. Huế)

Tăng cường tuyên truyền

Đây là vấn đề không khó, nhưng cũng không phải dễ, vì lâu nay người dân đã quen nếp sống nông thôn. Đường giao thông nhỏ, chưa có vỉa hè và xuất hiện nhiều “điểm đen” giao thông, trong khi thói quen dựng lều quán bên lề đường kinh doanh buôn bán, hình thành các chợ “tạm” trên đường hay dừng đỗ xe không đúng nơi quy định diễn ra thường xuyên.

Trên không ít trục đường, người dân vô tư xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định, thậm chí có thùng đổ rác nhưng vẫn thản nhiên xả rác ra lòng đường, vỉa hè. Xe chở đất, cát, vật liệu xây dựng không bạt hoặc có bạt, nhưng che chắn sơ sài để rơi vãi trên đường; tình trạng tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ của một bộ phận thanh, thiếu niên diễn ra thường xuyên gây phản cảm… Đó là những thực tế trên địa bàn ở những xã, phường mới sáp nhập vào TP. Huế.

Cùng với sắp xếp lại bộ máy, làm thế nào để thay đổi thói quen của người dân trong việc lập lại trật tự giao thông, trật tự đô thị là điều không chỉ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, mà là việc làm cần thiết, cấp bách của lực lượng công an các địa phương nói riêng, Công an TP. Huế nói chung đặt ra và đặc biệt quan tâm.

Những ngày mới sáp nhập vào TP. Huế, trên hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường, những bản tin kêu gọi người dân phải ý thức hơn trong lập lại trật tự đô thị, trật tự giao thông với nhưng quy định cụ thể được cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an phát thường xuyên. Trong mỗi bản tin đầu ngày và cuối ngày, bao giờ cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an cũng nhắn nhủ đến người dân một điều: “Chúng ta đã trở thành những công dân của TP. Huế, mong mọi người cần nêu cao ý thức, góp phần xây dựng đô thị TP. Huế ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn”.

Sau một thời gian tuyên truyền, nhắc nhở người dân, lực lượng công an, trật tự đô thị các phường, xã chia thành các tổ để xử lý trật tự đô thị, trật tự giao thông. “Các điểm chợ, các trục đường có vỉa hè to, rộng, các hàng quán tập trung đông người là những mục tiêu mà chúng tôi hướng tới để vừa nhắc nhở, răn đe người dân, vừa xử lý nghiêm theo quy định. Mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là, tạo dần thói quen, nâng cao ý thức cho người dân”, Trung tá Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Công an phường Phú Thượng chia sẻ.

Cần sớm thay đổi

Tuy vẫn còn những tồn tại, khó khăn, hạn chế nhất định, nhưng nhìn lại sau gần 1 năm kể từ ngày 1/7/2021 – thời điểm chính thức 13 xã, phường mới trước đây thuộc các huyện Phú Vang, TX. Hương Trà và TX. Hương Thủy chính thức sáp nhập vào TP. Huế, đến nay, ý thức về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông của người dân đã có những bước chuyển đáng ghi nhận.

Trong câu chuyện với chúng tôi, nhiều người dân chia sẻ: “Thói quen bỏ xe lộn xộn trên vỉa hè; dừng, đỗ xe dọc lề đường… không đúng nơi quy định cũng đã được người dân chú ý hơn. Theo quy định, xe máy để trên vỉa hè biển số phải quay vào trong và sắp xếp ngay ngắn, thẳng hàng. Những mái hiên di động che chắn không ngay hàng thẳng lối trên vỉa hè các trục đường cũng đã được người dân thu dọn gọn gàng hơn. Sự nhếch nhác, lộn xộn dần được thay đổi với ý thức của mỗi hộ dân, chủ kinh doanh buôn bán”.

Rác thải là vấn đề nan giải nhất ở các địa phương sau khi sáp nhập vào TP. Huế. Tuy nhiên, việc đổ rác, bỏ rác theo ngày và đúng quy định cũng bắt đầu hình thành trong ý thức và hành động của người dân, nhất là các xã trở thành phường. “Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau, rác sinh hoạt phải được cho vào bao, để ở vị trí cố định trước mỗi nhà. Sáng các ngày thứ 2, 4, 6, bộ phận thu gom rác thải tiến hành thu gom bằng xe ô tô bán tải, chở đi đổ ở những điểm tập kết, xử lý rác thải”, bà Nguyễn Thị Tuyết, trú tại phường Hương Vinh cho biết.

Nếu như trước đây, người dân tại 13 xã, phường mới sáp nhập vào TP. Huế khi muốn xây dựng công trình dân sinh chỉ cần thông báo với chính quyền địa phương, thì nay, tất cả các công trình muốn xây dựng, người dân buộc phải thực hiện các thủ tục cấp phép từ cơ quan chức năng. Nhiều người lúng túng, nhưng họ dần hiểu rằng, các quy định bắt buộc đều phải thực hiện, nếu không sẽ bị phạt nghiêm…

Thực tế cho thấy, ý thức thị dân của một bộ phận người dân ở những xã, phường sáp nhập vào TP. Huế đã thay đổi, nhưng chưa nhiều. Tình trạng người dân điều khiển mô tô, xe máy cố tình không đội mũ bảo hiểm, chở 3 vẫn còn xảy ra; rác thải sinh hoạt, nhất là ở các xã vẫn vứt bừa bãi, không đúng quy định; nhiều hộ dân vẫn cố tình xây dựng công trình nhưng không xin giấy phép; buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường không đảm bảo an toàn giao thông…

“Để thay đổi thói quen của người dân cần phải có thời gian. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng vẫn là ý thức, hành động của người dân đô thị. Người dân ở các xã, phường được sáp nhập vào TP. Huế cần tiếp tục thay đổi nhận thức, hành vi của mình. Trong đó, vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và mỗi cán bộ, đảng viên rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân về ý thức đô thị, nâng cao ý thức thị dân”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Huế - Võ Lê Nhật khẳng định.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

Trong tình hình mưa lũ, các trường học ở vùng thấp trũng cần tính đến phương án dạy học linh hoạt để “sống chung” vói điều kiện thời tiết.

Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ
Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

Tạo dựng thói quen sử dụng của người tiêu dùng với các sản phẩm, dịch vụ có bản quyền đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mua bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ - một vấn nạn đang gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần chú trọng thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này.

Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

TIN MỚI

Return to top