ClockThứ Ba, 21/05/2024 06:08

Sợi rơm vàng sau mùa gặt

TTH - Chiều muộn, đi làm về chạy ngang qua cánh đồng thôn Tây Trì Nhơn (Phú Thượng, TP. Huế) thấy một số bác nông dân còn loay hoay với những đống rơm giữa ruộng lúa vừa mới gặt lòng tôi lại nao nao khó tả. Những ký ức về tuổi thơ cứ thế ùa về. Đó là ký ức về những ngày ra đồng gặt lúa, về mùi thơm của những sợi rơm khô, những buổi chạy mưa khi cùng ba mạ phơi rơm, xây rơm ...

“Chuyến đi của rơm”Những mùa rơm cũMùa vàng

 Những người dân dùng máy, cuộn rơm ngoài đồng thành từng bó để dễ dàng vận chuyển. Ảnh: Đình Thắng

Trong các công đoạn làm mùa, thì làm rơm có lẽ là công đoạn vất vả nhất. Bởi rơm cồng kềnh, vận chuyển đã khó lại phải thật khô. Muốn phơi khô, không bị mắc mưa giông vào những buổi chiều thì cả ngày ba mạ tôi phải đứng đảo, lật trở rơm giữa trưa nắng. Cực là vậy, mà khi xây rơm lại càng cực hơn, bởi cây rơm càng to, cao, vận chuyển càng khó. Người đứng dưới đôi rơm lên, người phía trên nhận, rồi rải vòng tròn đều quanh cái cột được dựng sẵn và dùng chân dậm cho rơm thật chắc để tạo thành cây rơm. Lúc này, bọn con nít chúng tôi cũng được việc khi thi nhau trèo lên giúp ba mạ dậm rơm. Nhà ai có được cây rơm to thì coi như “yên cái bụng” cho cả năm. Bởi ngoài làm thức ăn cho bò, trâu, rơm còn dùng để ủ ấm cho gia súc, gia cầm vào mùa đông. Vì thế mà cây rơm đối với người nông dân ở các vùng quê quý chẳng khác nào những hạt thóc trong bồ.

Không còn phải vất vả như ngày xưa, khi máy móc được trang bị, sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, ngoài việc lúa được gặt bằng máy, thì hiện nay, rơm được tuốt ngay trên ruộng. Có những nơi rơm được máy cuộn thành từng cuộn gọn gàng để nông dân tiện vận chuyển hoặc có thể bán cho thương lái.

Cơ giới hóa giúp bà con nông dân có thể giải quyết tốt phụ phẩm nông nghiệp, hạn chế được tình trạng đốt đồng và có thêm thu nhập khi rơm được sử dụng để làm phân bón, làm nấm... Cũng thật đáng mừng, khi mô hình trồng nấm rơm ngày nay trên địa bàn tỉnh ngày càng được nhân rộng và đem lại hiệu quả cao cho người trồng nấm. Điều này cũng có nghĩa một nguồn lợi từ rơm được tận dụng triệt để.

Bởi vậy, là trước đây hay bây giờ thì sợi rơm sau mùa gặt vẫn là sợi rơm vàng, là sợi vàng đúng nghĩa của nghề làm nông. Bởi, ngoài việc sử dụng rơm trực tiếp như cho trâu bò ăn, giờ đây khi công nghệ phát triển, rơm càng đang đem lại cho bà con nông dân nhiều lợi ích phục vụ phát triển kinh tế, mang về nguồn thu nhập tốt hơn. Bà con nông dân không những có thêm giải pháp vừa tận dụng được phế phụ phẩm sau thu hoạch, vừa bảo vệ môi trường, cảnh quan nông thôn, lại có thêm nguồn thu kha khá...

Vy Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền hiến gần 27.000 m² đất

Ngày 24/12, Hội Nông dân huyện Phong Điền tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Nông dân năm 2024; tổng kết thực hiện Nghị quyết 29-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2024”.

Nông dân Phong Điền hiến gần 27 000 m² đất
“Phải tự vươn lên”

“Tôi luôn dặn lòng mình phải nỗ lực để tự vươn lên, bởi chẳng ai có thể giúp đỡ mình mãi ngoài chính bản thân mình”, đó là điều ông Lê Quý (ngụ ở thôn Mong B, xã Phú Gia, huyện Phú Vang) luôn dặn bản thân khi đối mặt với những biến cố trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp.

“Phải tự vươn lên”
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

TIN MỚI

Return to top