ClockThứ Ba, 30/07/2024 07:00

Sinh kế cho bà con nghèo

TTH - Đàn gà giống, những con dê, lợn, bò sinh sản... là những nguồn sinh kế mà ủy ban mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp đã trao tận tay cho bà con nghèo, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống.

Đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo.A Lưới thoát nghèo

 Đại diện Mặt trận xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền trao sinh kế cho các hộ gia đình khó khăn từ nguồn hỗ trợ của mạnh thường quân

80 con gà giống và thức ăn chăn nuôi là những hỗ trợ mà chị Phạm Thị Hoa (thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền) được nhận từ chương trình hỗ trợ sinh kế của Mặt trận xã và các mạnh thường quân tài trợ. “Không những hỗ trợ con giống, gia đình tôi còn được hỗ trợ tiền để sửa chữa lại chuồng trại chăn nuôi. Sự hỗ trợ về vật chất cũng như sự quan tâm của Mặt trận xã, mạnh thường quân đối với những gia đình khó khăn chính là động lực để chúng tôi vươn lên, phát triển kinh tế gia đình để có cuộc sống khá hơn”, chị Hoa bộc bạch.

Đó cũng là niềm vui, động lực của gia đình chị Trần Thị Lợi (thôn Trung Kiều, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền) khi chị chia sẻ: “Tôi sẽ cố gắng chăm sóc đàn gà thật tốt, học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi để phát triển đàn gà giống được trao tặng”.

Bà Hoàng Thị Minh Phương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền cho biết: Đa số các hộ gia đình khó khăn ở địa phương thường là người lớn tuổi, hay ốm đau, đơn thân... nên để giúp đỡ lâu dài, địa phương đã chọn những sinh kế phù hợp với từng gia đình, nhất là chăn nuôi để trao tặng bà con. Điều đáng mừng, khi được hỗ trợ sinh kế, bà con tích cực học hỏi kiến thức chăn nuôi, luôn cố gắng làm ăn, gầy dựng những con giống thành bầy, đàn... một cách hiệu quả.

Với ba con dê sinh sản được Mặt trận huyện hỗ trợ, nhà chị Lê Lũy (xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới) hiện đã có đàn dê 8 con đều đang sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Đây chính là nguồn sinh kế hiệu quả, phù hợp với gia đình chị Lũy cũng như điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương.

Quầy tạp hóa, nước giải khát của bà Nguyễn Thị Thành (phường Đông Ba, TP. Huế) là sinh kế do Mặt trận và các đoàn thể kết nối mạnh thường quân hỗ trợ. “Sức khỏe không tốt nên đi làm thuê cũng chỉ tạm đủ ăn qua ngày. Từ khi được hỗ trợ nguồn sinh kế này, tôi có thu nhập ổn định hơn. Không những vậy, Ban công tác Mặt trận tổ dân phố còn kêu gọi bà con lối xóm, đoàn thể địa phương thường xuyên mua hàng ủng hộ để tôi có thêm thu nhập”, bà Thành cho biết.

Ông Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết: Để công tác giảm nghèo đạt được hiệu quả, trước hết phải phát huy tinh thần nội lực, với phương châm “người dân tự vươn lên thoát nghèo, có sự hỗ trợ của chính quyền và được cộng đồng giúp đỡ”. Chính nhờ việc người dân đã có ý thức thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng bằng cách khai thác hiệu quả những giá trị mà các chính sách, dự án thoát nghèo mang lại; trong đó mô hình sinh kế do mặt trận các cấp và mạnh thường quân hỗ trợ đã và đang mang lại những kết quả tích cực, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo.

Không những hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình sinh kế phù hợp, việc trao sinh kế đúng người, đúng hoàn cảnh và nhu cầu cũng chính là động lực để người nghèo vươn lên, là niềm tin để cộng đồng cùng chung tay với mặt trận các cấp trong các chương trình giúp đỡ người nghèo. Để làm được điều đó, Mặt trận tỉnh đã chỉ đạo mặt trận các cấp tiến hành khảo sát, lựa chọn đối tượng cũng như nắm bắt nhu cầu thực tế của các hộ gia đình để có phương thức hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tiếp tục có những giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, hỗ trợ người nghèo, tranh thủ các nguồn lực để tạo nguồn hỗ trợ vốn, sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn”.

5 năm qua, mặt trận các cấp đã hỗ trợ vốn sản xuất cho 13.797 hộ nghèo với số tiền hơn 417 tỷ đồng, hỗ trợ sinh kế... cho các gia đình khó khăn hơn 6,2 tỷ đồng. Sự hỗ trợ đúng người, đúng hoàn cảnh của mặt trận các cấp đã góp phần quan trọng vào công tác an sinh xã hội và giảm nghèo của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 là 2,27 %, đầu nhiệm kỳ là 6,3%.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn TX. Hương Trà đã được hình thành, phát triển, góp phần giúp người nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Phong Điền còn 1,44% hộ nghèo

Đó là thông tin từ Thường trực HĐND huyện Phong Điền thông qua việc giám sát thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 và thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 vào ngày 28/11.

Phong Điền còn 1,44 hộ nghèo

TIN MỚI

Return to top