ClockThứ Bảy, 27/07/2024 13:27

A Lưới thoát nghèo

TTH - Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo nhất cả nước.

A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo quốc gia năm 2024Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân A Lưới thoát nghèoThông qua hồ​ sơ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

 Mô hình nuôi trồng tuần hoàn của chị A Liêng Thị Hà, thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo đem lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: KIM THU

A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022. Đồng thời, là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022.

Theo thống kê, cuối năm 2021, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,98%; có 2.185 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 15,55%. Trong đó, 11 xã có tỷ lệ nghèo trên 60%; 2 xã có tỷ lệ nghèo từ 35% đến dưới 60%; 4 xã có tỷ lệ nghèo từ 10% đến dưới 30%; và có 1 xã có tỷ lệ nghèo dưới 5%.

Huyện A Lưới đã tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, như đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn. Đồng thời, khảo sát và lựa chọn các mô hình nông lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương giúp bà con phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Điển hình như mô hình nuôi trồng tuần hoàn của chị A Liêng Thị Hà, thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo. Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của thôn. Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, mượn thêm người thân, vợ chồng chị đầu tư 300 triệu đồng xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi heo theo hướng hữu cơ với hệ thống phun sương tự động. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chăn nuôi bài bản từ khâu giống đến thức ăn, phòng chống dịch bệnh, đàn heo dần phát triển tốt, thời kỳ cao điểm tăng lên 100 con, mỗi năm đều đặn xuất chuồng 2 lứa. Hiện tại, cùng với đàn heo sắp sửa xuất chuồng, chị còn sở hữu đàn gà 150 con, ao cá hàng ngàn con, vườn rau với đầy đủ các loại cây trái, như: dưa leo, bầu, bí... và rẫy mía xanh tốt.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, công tác giảm nghèo đã có bước đột phá ngoạn mục với thành tích giảm thêm 1.914 hộ nghèo, vượt 203 hộ nghèo so với kế hoạch tỉnh giao. Tính đến cuối năm 2023, toàn huyện có 3.537 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 24,27%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn huyện tăng từ 27 triệu đồng/người/năm năm 2021 lên 35 triệu đồng/người/năm 2023. Điều này giúp A Lưới thoát nghèo trước mục tiêu năm 2025 (giai đoạn 1 của chương trình MTQG 1719).

“A Lưới “về đích” trước hẹn một phần là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát và kịp thời công tác dân tộc nói chung và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN nói riêng, cũng như công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư của các chương trình MTQG đã phát huy hiệu quả, nhất là nguồn đầu tư phát triển để hỗ trợ nhà ở và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS”, ông Hải thông tin.

Cùng với nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, huyện A Lưới cũng triệt để vận dụng, lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Từ các nguồn lực này, địa phương đã tập trung có hiệu quả việc xóa nhà tạm và tạo sinh kế lâu dài cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường để giảm nghèo bền vững.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, căn cứ kết quả thực hiện các chương trình MTQG và các chương trình, dự án liên quan khác, đến cuối năm 2023, huyện A Lưới đã rà roát các tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg. Qua đánh giá hệ thống chỉ tiêu xác định, chấm điểm huyện nghèo, huyện A Lưới đã đảm bảo đủ điều kiện thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo trên cả nước.

THÁI CHÂU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn TX. Hương Trà đã được hình thành, phát triển, góp phần giúp người nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới

TIN MỚI

Return to top