ClockThứ Năm, 18/08/2022 07:15

Để người lao động không dính “tín dụng đen”

TTH - Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, tích cực hỗ trợ công nhân vay vốn… là cách các cấp công đoàn giúp người lao động tránh xa “tín dụng đen”.

Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi

Tuyên truyền nâng cao cảnh giác tín dụng đen cho người lao động

Nâng cao cảnh giác

Cuối tuần qua, Công ty TNHH Sơn Hà Huế tổ chức tuyên truyền về phòng, chống tín dụng đen cho đông đảo công nhân lao động (CNLĐ) của công ty. Tại buổi tuyên truyền, công nhân, người lao động được nghe báo cáo viên đến từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh trình bày về thực trạng, phương thức và thủ đoạn, những hệ lụy khi vay tiền theo hình thức tín dụng đen. Báo cáo viên cũng đưa ra nhiều giải pháp giúp công nhân, người lao động chủ động phòng tránh và cách đối phó khi không may bị gặp phải.

Ông Lê Văn Khánh, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sơn Hà Huế cho biết, thời gian gần đây, nhiều công nhân của công ty rơi vào bẫy tín dụng đen. Tình trạng điện thoại đến công ty đòi nợ thường xuyên diễn ra, ngoài ra người cho vay còn đăng hình với những nội dung vu khống, chưa kể nhóm đòi nợ có đầy đủ thông tin cá nhân và gia đình, số điện thoại của chủ tịch công đoàn hoặc quản lý công ty… để đe dọa, uy hiếp đòi nợ. “Qua buổi truyền thông, tôi mong CNLĐ hiểu biết tác hại, hệ lụy để tránh xa “tín dụng đen”, anh Khánh mong muốn.

Một công nhân chia sẻ, cuộc sống CNLĐ có lúc lâm vào cảnh túng thiếu cần tiền gấp như: con ốm, nhà hết gạo, hết tiền… Bế tắc, công nhân đành tìm đến “tín dụng” bên ngoài để vay vì nhanh gọn.

Tuy nhiên khi đã sa chân vào bẫy “tín dụng đen”, CNLĐ đóng lãi trễ thì lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến không có khả năng trả nợ. Không đòi được nợ, những người cho vay truy tìm chỗ làm của con nợ để uy hiếp gây áp lực.

Dù giải quyết xong khoản nợ tín dụng đen cách đây gần năm, xong ông N.V. Đ. đoàn viên nghiệp đoàn xích lô, xe thồ Huế vẫn hú hồn khi nhớ lại: Do hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh, ông đã vay tiền lãi suất cao. Vì chưa trả kịp nợ, ông bị các đối tượng lạ mặt khủng bố tinh thần bằng cách gọi điện, nhắn tin, xúc phạm danh dự, dọa đăng hình lên mạng xã hội rồi vu khống, bêu rếu. “Thời điểm đó, tôi hoang mang không còn tâm trí làm việc. Cũng may, được bạn bè, người thân giúp đỡ kịp thời”, ông Đ. nói.

Chị Hồ Thị Đoan Trang, Chủ tịch LĐLĐ TP. Huế cho biết, đến nay chưa có công đoàn cơ sở trên địa bàn thành phố phản ánh bị ảnh hưởng của “tín dụng đen”. Tuy nhiên, để đoàn viên người lao động tránh xa cạm bẫy nhiều hệ lụy này, LĐLĐ TP. Huế vừa tổ chức tuyên truyền nhận diện, phòng ngừa tội phạm hoạt động tín dụng đen cho đoàn viên, nghiệp đoàn xích lô thành phố Huế.

Theo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình tội phạm liên quan đến tín dụng đen trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm. Tuy nhiên, hoạt động cho vay lãi nặng theo kiểu “tín dụng đen” vẫn đang tồn tại và biến tướng với nhiều phương thức khác nhau. Hiện Phòng Cảnh sát hình sự, đang tăng cường phối hợp với các cấp công đoàn tập trung tuyên truyền để nâng cao cảnh giác với “tín dụng đen” trong CNLĐ.

Tích cực giúp đỡ hỗ trợ  CNLĐ

Mới đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam có công văn gửi LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐ về việc tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong CNLĐ.

Trong đó, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”. Với những công đoàn cơ sở có đông CNLĐ, ở những địa bàn có nhiều hoạt động “tín dụng đen”, công đoàn cần phối hợp với chuyên môn tổ chức những buổi tuyên truyền riêng về chủ đề này, giúp CNLĐ hiểu cặn kẽ về sự nguy hiểm của nạn “tín dụng đen” để chủ động phòng ngừa.

Đồng thời, phổ biến rộng rãi tới CNLĐ về gói vay 20.000 tỷ đồng, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai phục vụ CNLĐ. Các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở kết nối đầu mối cho vay giúp CNLĐ không phải tìm đến “tín dụng đen”.

Trường hợp có CNLĐ gặp khó khăn đột xuất, công đoàn cơ sở cần đề nghị doanh nghiệp có giải pháp hỗ trợ phù hợp, hoặc đứng ra giới thiệu và bảo lãnh cho CNLĐ vay tại các tổ chức tín dụng hợp pháp.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh sách các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, từ đó có biện pháp bảo vệ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, ngăn ngừa tội phạm manh động, không để chúng thâm nhập CNLĐ…

Ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh cho biết, trước thông tin NHNN sẽ triển khai gói vay 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, đoàn viên và người lao động ở khu công nghiệp rất mừng, phấn khởi.

“Chúng tôi sẽ làm việc với NHNN Thừa Thiên Huế để triển khai gói vay này. Chúng tôi cũng đề nghị công đoàn các cấp lập danh sách những nhân viên, đoàn viên, lao động có nhu cầu vay vốn.

Khi chính sách được triển khai, tổ chức công đoàn tỉnh sẽ cố gắng hỗ trợ người lao động hoàn tất hồ sơ để tiếp cận gói vay này.

Theo ông Trần Quang Vinh,  ngoài gói vay 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi của NHNN, hiện LĐLĐ tỉnh cũng đang sử dụng ngân sách từ quỹ trợ vốn cho CNLĐ nghèo, tạo điều kiện cho đoàn viên, người lao động được tiếp cận vốn vay ưu đãi; từ đầu năm đến nay đã giải ngân 4,8 tỷ đồng cho 240 lao động vay. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền để người lao động tránh xa các hình thức “tín dụng đen”, ông Trần Quang Vinh thông tin.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động
Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

TIN MỚI

Return to top