ClockThứ Bảy, 14/08/2021 15:22

“Vắc-xin” cho nhận thức

TTH - Có lẽ chưa bao giờ và chưa khi nào, ý thức bảo vệ cộng đồng, ý thức bảo vệ cá nhân, gia đình lại được đặt cao đến như vậy khi chúng ta đứng trước những tác hại khó lường của virus SARS-CoV-2. Nhất là khi biên độ của tác hại này không chỉ gói trong một gia đình, một công sở, một khu dân cư, một quận huyện, thành phố, một đất nước mà ở phạm vi toàn cầu.

“Chỉ những kẻ muốn phá hoại mới tung tin đồn nhảm”Khi thật thành giả

Ngoài vắc-xin phòng COVID-19, giai đoạn này cũng cần “vắc-xin” cho nhận thức

Ra đường không đeo khẩu trang, cố tình thông chốt, có hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ, chây ỳ không chịu khai báo… là những điều mà chúng ta dễ tìm thấy khi lướt các trang báo điện tử mỗi ngày. Không hiểu vì sao lại có những người “sơ sài”, vô trách nhiệm và thiếu ý thức bảo vệ cộng đồng, bảo vệ mình đến như vậy là những bình luận, trao đổi của mọi người trước các thông tin này.

Có lẽ chưa bao giờ và chưa khi nào, ý thức bảo vệ cộng đồng, ý thức bảo vệ cá nhân, gia đình lại được đặt cao đến như vậy khi chúng ta đứng trước những tác hại khó lường của virus SARS-CoV-2. Nhất là khi biên độ của tác hại này không chỉ gói trong một gia đình, một công sở, một khu dân cư, một quận huyện, thành phố, một đất nước mà ở phạm vi toàn cầu.

Nhưng cũng phải thấy rằng, đó là những vi phạm trực diện trong thời dịch bệnh. Những hành vi này đã được phát hiện, xử lý của những đơn vị/người có trách nhiệm. Kèm theo là những phản ứng từ cộng đồng, đặt trong những mong muốn cùng nhau kiểm soát, hạn chế lây lan dịch bệnh ra diện rộng hơn. Tôi đã đọc được rất nhiều bình luận sau những bài báo, cả những comment trên các trang mạng xã hội là đã đến lúc, cần những “đối trọng” nhiều hơn, kiểu như một loại vắc-xin để hạn chế sự loang ra của những thái độ, hành vi lệch chuẩn, thậm chí là ảnh hưởng và gây hại đến cộng đồng. Điều đó không chỉ cần ở những khu vực đang trong thời kỳ giãn cách hay phong tỏa mà ngay cả ở những nơi đang trong diện cảnh báo, đề phòng.

Không trực diện, nhưng có những thông tin thất thiệt khác, hoặc những cách cung cấp thông tin thiếu chính xác, gây nhiễu đến cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý và gây hoang mang đến số đông trong những ngày này cũng là điều cần được chấn chỉnh. Cơ quan chức năng đã xử lý với mức phạt không hề nhỏ đối với các trường hợp đưa tin trên facebook về việc (mình) được tiêm vắc-xin tốt, hoặc được tiêm ngay nhờ các mối quan hệ. Cơ quan chức năng cũng đã xử phạt MC Trác Thúy Miêu (nick facebook là Phuong Vu) về việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có nội dung gây hoang mang trong nhân dân về công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh; xử phạt bà N.T.H - mẹ vũ công Hiền Sến vì những lời lẽ có nội dung gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội trong khi người dân TP. Hồ Chí Minh đang gồng mình chống dịch. Bạn đọc chắc cũng chưa quên thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng trên Tuổi trẻ online khi cho rằng 23 người trở về từ các tỉnh phía Nam (sau 31/7) nhưng Thừa Thiên Huế từ chối, phải cầu cứu Công an TP. Đà Nẵng. Cho dù tờ báo này đã có lời xin lỗi và chỉnh sửa lại thông tin trên trang báo điện tử, nhưng hậu quả mà điều này để lại không nhỏ, nhất là khi nó gây ra những bình luận thiếu tích cực về hai địa phương, về tinh thần phòng, chống dịch của cả cộng đồng từ các facebooker.

Mới đây nhất, là việc Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh đã quyết định xử phạt 2 facebooker Nguyễn Đức Hiển và Hoàng Nguyên Vũ xung quanh việc cung cấp thông tin vụ 1 bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường cho sản phụ, có nội dung không đúng sự thật. Mặc dù đã gỡ thông tin và có lời xin lỗi trên trang cá nhân về việc đã để cảm xúc dẫn dắt mà thiếu kiểm chứng, nhưng có lẽ, “di chứng” của việc đưa thông tin sai sự thật này – dù trên mạng xã hội – đã làm người dân hoang mang, lo lắng; đồng thời đánh mất niềm tin với chính những người đó – trong đó có người đã nhiều năm đứng chân ở lĩnh vực truyền thông.

Thế nên, đã đến lúc mỗi người cần tạo ra cho mình một hàng rào/bức tường bằng “vắc-xin” để có những ứng xử đúng trước khi là/ trước khi có hành vi sai trái; cũng như là để tự mình lọc/kiểm định thông tin vốn quá nhiều và rất thiếu kiểm chứng, ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh chứ không chỉ ở phòng, chống dịch bệnh.

Bài: MINH HÀ - Ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ chợ Đông Ba chia sẻ vì cộng đồng

Dù công việc buôn bán khá bận rộn, nhưng nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) chợ Đông Ba vẫn sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Phụ nữ chợ Đông Ba chia sẻ vì cộng đồng
Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

TIN MỚI

Return to top