ClockThứ Hai, 03/08/2020 06:27

Từ dịch bệnh nghĩ về an ninh biên giới

TTH.VN - Dịch COVID-19 đã bùng phát trở lại sau hơn 3 tháng. Cả nước đang bước vào một tâm thế chống dịch mới, với dự báo là phức tạp, khó khăn hơn lần trước.

Cuộc chiến chống dịch bệnh trong điều kiện nóng lên toàn cầu

Chốt chặn chống dịch ở cửa khẩu Hồng Vân. Ảnh: H.Phúc 

Phức tạp, khó khăn hơn bởi bệnh khởi phát trong cộng đồng, bất ngờ xuất hiện tại Đà Nẵng rồi lây lan ra nhiều tỉnh, thành khác; số lượng ca bệnh tăng nhanh, có ngày đến 45 trường hợp lây nhiễm, điều mà trước đây chưa từng có; song vẫn không xác định được nguồn lây từ F0.

Số lượng người từ nước ngoài vào Việt Nam qua các sân bay, cửa khẩu hợp pháp đều được kiểm tra nghiêm ngặt, nhất là trong thời gian có dịch đều được đưa vào cách ly theo quy định. Liệu có sơ suất nào trong quá trình kiểm tra, quản lý?

Điều lo lắng hơn cả là tình trạng người từ nước ngoài nhập cảnh trái phép vào trong nước qua các đường mòn, lối mở. Từ đầu năm đến nay, các lực lượng Bộ đội Biên phòng trong cả nước đã ngăn chặn trên 16.000 người nhập cảnh trái phép; riêng trong tháng 7 đã có trên 2.400 người bị bắt giữ khi cố tình xâm nhập qua đường mòn, lối mở. Trong thực tế, số lượng người nhập cảnh trái phép trót lọt, trà trộn trong một số khách sạn, nhà nghỉ, khu dân cư... vẫn xảy ra.

Có ý kiến cho rằng, bệnh nhân F0 là người trong số các đối tượng nhập cảnh trái phép; có thể bệnh nhân nhập cảnh trái phép và xuất cảnh trái phép, để lại nguồn lây nhiễm.

Việc nhập cảnh trái phép không chỉ làm lây lan dịch bệnh mà còn khó khăn trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển ma túy; đồng thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự nơi biên giới. Trên thực tế, hàng loạt vụ vận chuyển hàng lậu như thuốc lá, đường, ma túy và các loại hàng cấm khác qua biên giới đã bị cơ quan chức năng bắt giữ và cũng không ít vụ đã trót lọt vào nội địa…

Do đặc điểm địa hình, biên giới đất liền Việt Nam dài trên 5.000km, với các nước láng giềng là biên giới mở nên nguy cơ xuất nhập cảnh trái phép rất cao. Mặt khác, còn có một bộ phận người dân vùng biên chỉ vì lợi nhỏ trước mắt mà tiếp tay, dẫn đường cho việc nhập cảnh, buôn lậu, vận chuyển ma túy trái phép qua biên giới...

Biên giới là vấn đề thiêng liêng mà mọi người dân đều có quyền tự hào. Từ khi giành được độc lập đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến an ninh biên giới quốc gia. Trong đó, có nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã hội cho người dân vùng biên giới.

Cùng với Luật Biên giới Quốc gia, Dự án Luật Biên phòng Việt Nam đã được Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV cho ý kiến, dự kiến sẽ được thông qua vào Kỳ họp thứ 10 tới đây. Theo đó, sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phối hợp giữa các lực lượng; đồng thời, nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước, địa phương vào một số chương trình, mục tiêu quốc gia tại vùng biên giới, đáp ứng yêu cầu xây dựng biên giới quốc gia vững mạnh.

Trước mắt, có biện pháp hữu hiệu kiểm tra y tế trong quá trình xuất nhập cảnh; đồng thời, tăng cường lực lượng để tuần tra kiểm soát các tuyến biên giới; nhất là vận động người dân vùng biên cam kết không tham gia dẫn đường, đưa người nhập cảnh trái phép vào biên giới, để ngăn chặn dịch bệnh nói riêng và đảm bảo các vấn đề an ninh biên giới nói chung.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top