ClockThứ Ba, 13/04/2021 14:52

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn dư dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế

TTH.VN - Ngày 13/4, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc với với đại diện Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) nhằm bàn bạc, thống nhất sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kết dư gần 1.400 tỷ đồng từ dự án (DA) cải thiện môi trường nước TP. Huế.

JICA trao tặng thiết bị phòng chống dịch COVID-19JICA và Thừa Thiên Huế thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tácJICA thành lập tổ chức hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Nhật BảnNhật Bản, JICA hợp tác phát triển hệ thống AI để bảo vệ rừng nhiệt đới AmazonPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tiếp cố vấn cao cấp JICA

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (bên phải) trao đổi cùng đại diện cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam 

DA cải thiện môi trường nước TP. Huế có tổng kinh phí đầu tư khoảng 5.052 tỷ đồng từ nguồn vay ODA Nhật Bản. Sau khi cơ bản hoàn thành, DA còn dư gần 1.400 tỷ đồng. Đến nay công tác gia hạn hiệp định vay đã hoàn thành, thời gian tới sẽ có một DA cải thiện môi trường nước mở rộng mới với thời hạn giải ngân đến 30/6/2024.   

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ghi nhận, đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của JICA đối với DA cải thiện môi trường nước TP. Huế. Hoan nghênh Chính phủ Nhật Bản đã có công hàm kéo dài thời gian giải ngân DA, tạo điều kiện cho tỉnh tiếp tục sử dụng nguồn vốn kết dư này vào một DA cải thiện môi trường nước mở rộng. Chủ tịch UBND tỉnh cam kết sẽ chỉ đạo cơ quan liên quan lập hồ sơ điều chỉnh DA, thành lập Ban quản lý DA, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định phê duyệt DA để triển khai DA đảm bảo tiến độ đã được phê duyệt, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và phát huy hiệu quả DA.

Đại diện JICA cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với tỉnh tiếp tục hợp đồng hiện có để hỗ trợ việc chuẩn bị và thực hiện phạm vi bổ sung nhằm đảm bảo tính nhất quán của DA tổng thể và hoàn thành các công việc trong thời gian gia hạn theo kế hoạch. JICA cũng cam kết sẽ hỗ trợ tỉnh chuyên gia hỗ trợ khảo sát kỹ thuật nghiên cứu DA cải thiện môi trường nước phía bắc TP. Huế.   

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top