ClockThứ Tư, 18/07/2018 05:15

Phòng, chống tham nhũng: Khắc phục “trên nóng, dưới lạnh”

TTH - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng đoàn công tác số 5 Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (tháng 9/2017). Ảnh: Anh Phong

Tiếp tục thảo luận về vấn đề lớn của dự án Luật Phòng chống tham nhũngThiếu cơ sở đánh thuế 45% cho tài sản không giải trình được nguồn gốc

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng đoàn công tác số 5 Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (tháng 9/2017). Ảnh: Anh Phong

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng ngày 25/6 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải “chống bệnh trên nóng dưới lạnh” trong đấu tranh chống tham nhũng. Nói như vậy để thấy rằng, lãnh đạo cao nhất của Đảng đã nắm rõ thực trạng phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt nhưng chưa đồng bộ, chưa phát huy sức mạnh toàn hệ thống chính trị để vào cuộc.

Cũng đã lâu rồi mới có một hội nghị cốt cán toàn quốc thay vì lâu nay chỉ có các hội nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương. Như vậy, để xác định tính chất hội nghị như tổng kết một giai đoạn với chuyên đề phòng, chống tham nhũng. Thông điệp gửi đến toàn Đảng, toàn dân về quyết tâm của Đảng, Nhà nước với hiệu triệu tuyên chiến với tệ nạn tham nhũng. Lâu nay, các thế lực thù địch và đối tượng xấu đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc, cho rằng đây là cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ,  phe phái “hạ bệ” lẫn nhau, “tảng băng chìm chưa đụng tới”... Lời tuyên chiến của lãnh đạo Đảng được công khai trên truyền thông đại chúng đã khẳng định ý chí quyết liệt, “không còn lẻ tẻ nữa mà đã thành phong trào”.  Tuy nhiên, phong trào đã tuyên chiến nhưng việc thực hiện còn nơi này nơi khác chưa đồng bộ,  chưa thực sự quyết liệt, còn biểu hiện “trên nóng dưới lạnh”. Đây đang là tồn tại cần sớm khắc phục.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có bước chuyển biến đáng kể. Báo cáo “Kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công năm 2017” của một tổ chức quốc tế thì Việt Nam đã tăng điểm từ 5,8 lên 6,15 so với năm 2016. Các vụ án được chỉ đạo làm triệt để, những dấu hiệu tiêu cực được xử lý kịp thời, thông tin nhanh và đầy đủ đã làm cho lòng tin của quần chúng với Đảng được nâng lên. Qua đánh giá của Trung ương thì phòng, chống tham nhũng đã "nóng" và trở thành phong trào mạnh mẽ. Tuy vậy, cấp Trung ương làm mạnh, làm nóng nhưng ở địa phương dường như chỉ mới “ấm lên” đôi chút, chưa nóng rực như “ lò” Trung ương. Theo khảo sát 63 tỉnh, thành thì có 10 tỉnh đạt các chỉ số phòng, chống tham nhũng dẫn đầu nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn. Ví dụ như Lào Cai là tỉnh cao nhất cũng mới được 7,7/10 điểm. Nhiều địa phương có số điểm quá thấp. Hầu hết ở cấp cơ sở không phát hiện tham nhũng hoặc phát hiện ít, như Hà Nội có 7 vụ trong 5 năm. Những đợt thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên nhưng rất khó hiểu là không phát hiện những dấu hiệu của tham nhũng. Thậm chí có nơi được kiểm tra kiểm toán chưa lâu thì sau đó lại lòi ra cố ý làm trái, tham ô, thất thoát vốn… Đó chính sự thiếu quan tâm chỉ đạo,  kiểm tra chặt chẽ của lãnh đạo địa phương. Như vậy để thấy được công tác phòng, chống tham nhũng ở bên dưới chưa thực sự nóng lên, nói đúng hơn là đang “lạnh” ở nhiều cấp, nhiều ngành.

Đặc điểm của chống tham nhũng là phải làm quyết liệt, chống thực sự mới phát hiện được tham nhũng. Các cơ quan chức năng không thực sự vào cuộc hoặc không phát hiện  thì không cơ quan hoặc cá nhân nào tự giác nhận có tham nhũng. Những năm gần đây, chúng ta quyết liệt trong cải cách hành chính (một cửa) và giảm dần các thủ tục “giấy tờ con” nên nạn nhũng nhiễu, cửa quyền với dân có giảm đáng kể. Nói vậy nhưng vấn nạn “chạy”, “phong bì” vẫn còn nặng nề trong nhiều lĩnh vực thuộc các cơ quan hành chính công. Từ bệnh viện, trường học, giao thông,  cấp phép... người ta vẫn nói đến phong bì như chuyện bình thường, là lẽ đương nhiên, làm cho người dân kêu ca nhiều về nạn tham nhũng này. Hay như đồng chí Tổng Bí thư gọi đó là “tham nhũng vặt”. Có những kiểu trích phần trăm từ những dự án (nhất là trong xây dựng) trở thành thông lệ, lãnh đạo các cấp có nghe, có biết nhưng không có biện pháp ngăn chặn đã trở thành vấn nạn, gây thất thoát lớn cho ngân sách.

Luật Phòng, chống tham nhũng đã được ban hành,  Bộ luật Hình sự xác định các hành vi thuộc tội tham nhũng và hàng loạt các luật,  quy định của Nhà nước đã đầy đủ nhưng cơ bản nhất vẫn là khâu thực hiện. Phát hiện và đấu tranh đẩy lùi tệ nạn này đang là khâu yếu, chưa quyết liệt của các cấp, nhất là ở cơ sở.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư đã nhận xét: “Ở bên dưới bắt đầu ấm lên nhưng chưa nhiều lắm”. Đây thực sự là điểm yếu trong thực hiện phòng và chống tham nhũng. Muốn phòng, chống tham nhũng một cách hiệu quả, đòi hỏi phải “nóng” lên trong toàn hệ thống chính trị.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến quan trọng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Công tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến quan trọng
Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng

Chiều 6/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và 1 năm thực hiện Kế hoạch 302/KH-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh về nhân rộng công tác chuyển hóa tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng

TIN MỚI

Return to top