ClockThứ Sáu, 10/12/2021 06:15

Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phục hồi kinh tế

Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021 - Vietnam grand sale 2021 đã được Bộ Công thương chính thức phát động, kéo dài từ ngày 1/12/2021 đến 1/1/2022. Chương trình nhằm tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam, kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất luôn gắn với thị trường. Trước khi sản xuất mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, bán ở thời điểm nào và kể cả thị hiếu của người tiêu dùng ở các vùng miền, quốc gia ra sao… người sản xuất đều phải khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường. Không riêng doanh nghiệp mà các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng tham gia vào quá trình này, nhằm hoạch định kế hoạch phát triển chung và giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng. Thị trường tiêu thụ tốt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nếu sản xuất quá nhu cầu, tức cung vượt cầu thì hàng hóa tồn đọng, nhà sản xuất phải hạ giá, thậm chí bán lỗ để thu hồi vốn. Lý thuyết là vậy, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tính toán chính xác vấn đề này. Bởi nhu cầu thị trường còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, trong đó quan trọng là sức mua của thị trường, tức là tùy thuộc vào nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng.

Hơn nữa, trong vòng kinh tế tuần hoàn, sản xuất của ngành hàng này là nguyên liệu đầu vào của một hoặc nhiều sản phẩm khác và ngược lại. Khi sức tiêu thụ của một mặt hàng giảm sút sẽ tác động đến nhiều ngành sản xuất khác. Không những vậy, những người lao động trong chu trình sản xuất đó cũng bị ảnh hưởng thu nhập, kéo theo nhu cầu tiêu dùng giảm, tác động xấu trở lại với tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Với diễn biến phức tạp và tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, khi các doanh nghiệp lao đao, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa nhà máy, giải thể doanh nghiệp kéo theo đời sống người lao động gặp khó. Mất việc làm, giảm thu nhập khiến người lao động phải tính toán tiết kiệm chi tiêu, ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu. Điều này đồng nghĩa sức mua của thị trường giảm sút nghiêm trọng…

Sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các doanh nghiệp dần khôi phục sản xuất, có nhiều điểm sáng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông, lâm, thủy sản, xuất khẩu… Tuy vậy, muốn thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, một trong những việc cần thiết là phải kích cầu sức mua nội địa. Tức là khuyến khích, tạo động lực cho người tiêu dùng mua sắm thông qua các chương trình khuyến mại lớn, hấp dẫn.

Với Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021, được phát động đúng vào thời điểm “vàng” mua sắm: mùa giáng sinh, tết dương lịch, tết nguyên đán; cùng với đó chương trình cho phép doanh nghiệp giảm giá lên đến 100% thay vì 50% như thông thường, được kỳ vọng sẽ tạo sức bật mới trên thị trường sau thời gian bị “nén” khá dài.

Hơn nữa, bên cạnh các hoạt động thương mại truyền thống còn có các kênh thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh, giúp hàng hóa được tiêu thụ trên phạm vi rộng, thuận tiện, tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thu hút nhiều người tiêu dùng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, các ngành kinh tế tăng tốc, tạo ra sức bật mới.

Tuy nhiên, điều cần tránh và cần sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chương trình “thổi giá” rồi mới “khuyến mại” gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm rối thị trường, tác động xấu đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

TIN MỚI

Return to top