ClockChủ Nhật, 24/04/2022 06:37

Khuyến khích sản xuất sạch

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022, nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của Nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu...

Ăn gì, uống gì cũng sợ ngộ độc - đó là tâm lý chung của người tiêu dùng hiện nay. Nỗi lo đó hoàn toàn có căn cứ, khi hàng ngày thông tin về các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, các vụ vận chuyển thực phẩm bẩn bị phát hiện; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư chất bảo vệ thực vật… liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mới đây nhất là vụ ngộ độc bánh mỳ tập thể lên đến hàng trăm người ở Lâm Đồng. Tôi vẫn còn nhớ câu nói ấn tượng của đại biểu Trần Ngọc Vinh tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp thứ 11, khóa XIII “có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của chúng ta chưa bao giờ ngắn và dễ dàng thế”. Điều này cho thấy, vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ của riêng người tiêu dùng mà trở thành vấn đề nóng và hệ trọng của quốc gia.

Thực tế ở nước ta, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước đây chủ yếu sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Ban đầu là tự cung tự cấp. Khi nền kinh tế phát triển, chuyển dần sang sản xuất quy mô hàng hóa, nhưng thói quen sản xuất cũ ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của người nông dân. Từ chỗ “nhà vườn ăn cau sâu”, để dành những sản phẩm tốt, đẹp đem bán cho được giá, đã xuất hiện tình trạng rau nhà ăn trồng riêng, rau để bán chăm theo cách khác, chỉ cần đẹp mã, còn bất chấp các nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Trước thực trạng đó, những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. Các bộ, ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo các tiêu chuẩn sạch, an toàn trong nước và quốc tế. Các hợp tác xã làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ người nông dân trong liên kết, chuyển giao các quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn và bao tiêu sản phẩm như HTX Thủy Dương, HTX Quảng Thọ… Đặc biệt, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được triển khai sâu rộng, tạo điều kiện cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao của các địa phương phát triển.

Người sản xuất cũng đã có bước chuyển biến lớn về nhận thức và từng bước thay đổi phương thức sản xuất, trong đó đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Rõ nhất là các mô hình liên kết sản xuất hữu cơ các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Nhiều vùng sản xuất lớn, được cấp mã vùng sản xuất hoặc các chứng chỉ hữu cơ, không chỉ được người tiêu dùng tin cậy mà còn có thể mở rộng thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Trong quá trình phát triển hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc quản lý, khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, theo chuỗi giá trị  gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp số, nông nghiệp hữu cơ gắn, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để làm tốt việc này, cần bắt đầu từ gốc - nơi sản xuất, chế biến, thông qua việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, lợi ích của người sản xuất, kinh doanh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn và áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến tiên tiến đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và vận động người tiêu dùng ủng hộ sản phẩm an toàn. Người sản xuất quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng và ngược lại, người tiêu dùng chấp nhận, ủng hộ sản phẩm an toàn thì sẽ tạo động lực phát triển cho toàn xã hội.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sạch hơn, xanh hơn

Giấc mơ về một Huế xanh - sạch - sáng bao lâu nay đã thành hiện thực.

Sạch hơn, xanh hơn
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top