ClockThứ Sáu, 15/09/2017 20:15

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10

TTH - Tuy không phải là vùng đổ bộ trực tiếp của bão số 10, nhưng một số địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và sạt lở biển. Trong ngày 15/9, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã trực tiếp về các địa phương Hương Thủy, Phú Vang, Phong Điền kiểm tra, chỉ đạo các ban ngành sớm khắc phục thiệt hại do bão số 10 gây ra và giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Khắc phục thiệt hại sau bão số 10Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị khẩn cấp ứng phó bão số 10Bão số 10 diễn biến phức tạp, hàng chục chuyến bay bị huỷPhòng chống bão số 10: Cấm biển, di dời dân vùng ven biển, đầm phá...Triển khai phương án phòng bão số 10Bão số 10 tiến về giữa Biển Đông, ngày càng mạnh thêm

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (thứ 2 bên phải); Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao (thứ 2 bên trái) và lãnh đạo tỉnh kiểm tra sạt lở, xâm thực biển ở Phú Vang. Ảnh: Anh Phong

Thiệt hại  ban đầu

Đến chiều 15/9, mưa đã ngớt, trên địa bàn tỉnh có gần 608 nhà bị tốc mái hoàn toàn và tốc mái một phần. Trong đó, nặng nhất là thị xã Hương Thủy với 439 nhà và huyện A Lưới với 115 nhà. Toàn tỉnh đã di dời 410 hộ dân/1.424 nhân khẩu. Đây là các hộ dân nằm ven vùng biển, đầm phá, miền núi được sơ tán tại chổ.

Trên địa bàn tỉnh đã có 2 người chết, mất tích và 1 người bị thương do bão, tất cả đều trú tại huyện Phong Điền; trong đó, mới nhất là cháu Nguyễn Thị Như Ý (3 tuổi, xã Phong Chương), bị thương do lốc xoáy làm tốc mái nhà, ngói rơi trúng đầu. Được cấp cứu kịp thời, hiện sức khỏe cháu đã ổn định.

Lốc xoáy làm nhiều cây xanh, mái nhà của người dân phường Thủy Dương sinh sống dọc QL 1A bị gãy đổ, hư hại. Ảnh: A. Phong

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới thông tin, mưa lớn trong 2 ngày qua đã khiến khu vực sạt lở sát vùng đất đồi A Lưới, có nguy cơ sạt trượt, chính quyền huyện đã tiến hành di dời 16 hộ dân ở xã A Đớt nơi an toàn. Trên địa bàn huyện có khoảng 35 ha cây keo gãy đổ, mức độ thiệt hại 15% tại các xã Đông Sơn , A Đớt, Hương Lâm và mưa lũ cuốn trôi hoàn toàn công trình thủy lợi A Roàng 2.

Đêm 14 và sáng 15/9 trên địa bàn huyện Nam Đông có mưa to, làm cho nước kèm theo đất đá tràn vào 13 nhà dân tại tổ dân phố 1, thị trấn Khe Tre và 10 hộ dân ở xã Hương Lộc, do đường Hồ Chí Minh (đoạn Nam Đông- Túy Loan) đang thi công. Ông Nguyễn Anh, Chủ tịch UBND thị trấn Khe Tre cho biết, trong sáng 15/9, UBND xã đã huy động cán bộ, người dân và lực lượng của đơn vị thi công đến giúp dân thu dọn bùn đất, nạo vét thông cống rảnh và đắp lại đường sá cho người dân thuận tiện đi lại. 

Các chiến sĩ giúp dân khắc phục bão số 10. Ảnh: Đ.Quang

Trong đêm 14 và ngày 15/9, trên QL1A, đoạn đi qua phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ, mưa to gió lớn làm nhiều nhà bị tốc mái, cây xanh, biển quảng cáo, dây điện…bị đổ ngã gây ùn tắc giao thông và nguy hiểm người dân. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ công an đã triển khai lực lượng thu dọn các biển quảng cáo, cưa cây xanh đổ ngã, chằng chống lại dây điện bị đứt do ảnh hưởng của mưa bão ... Đồng thời, tổ chức điều hoà giao thông, tránh ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo thông suốt trên tuyến đường huyết mạch Bắc- Nam.

Dân phòng phường An Đông và bộ đội giúp dân lợp lại nhà. Ảnh: T. Huệ 

Trong chiều 15/9, công tác sửa chữa nhà cửa của người dân huyện Phong Điền bị tốc mái do bão số 10 cơ bản xong. Theo thống kê của UBND xã Phong Chương, cơn lốc đi ngang qua địa bàn xã đã làm 36 ngôi nhà bị tốc mái với mức độ thiệt hại từ 30 đến 70%. Trong đó, thôn Trung Thạnh có 31 ngôi nhà, thôn Phú Lộc có 5 ngôi nhà.

Do ảnh hưởng của bão sối 10, trên vùng biển các địa phương Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền có gió mạnh cấp 6, cấp 7 giật trên cấp 9 cùng với sóng biển mạnh đã xảy ra tình trạng sạt lở biển và thuyền bị sóng đánh chìm taị một số địa phương.

Cụ thể, bờ biển qua thôn Hải Thành (Thuận An), An Dương (Phú Thuận, Phú Vang), trong 2 ngày 14 và 15/9 đã xảy ra tình trạng sạt lở sâu từ 5 -10m, trên chiều dài từ 30 - 700m. Việc sạt lở ảnh hưởng đến bãi biển du lịch và những hàng quán ở đây. Đặc biệt, triều cường sóng lớn đã đánh chìm 2 thuyền cá của ngư dân Trần Văn Hòa (65 tuổi, thôn Tân An, Thuận An) và Nguyễn Văn Tài (60 tuổi, thôn An Dương 2, Phú Thuận). Thuyền ông Hòa có công suất 40CV, khi đang neo đậu tại bãi đà Thuận An thì bị sóng đánh chìm, trôi về eo Hòa Duân (Phú Thuận). Ngư dân Trần Văn Hòa cho biết, sau bão sẽ phối hợp với cơ quan chức năng trục vớt thuyền. Thời tiết hiện đang có sóng lớn, trục vớt sẽ khó khăn và gây va đập, hư hỏng thuyền nhiều hơn.

Mưa lớn cũng làm hàng trăm ha hoa màu, lúa ở các địa phương bị ngập úng.

Giúp dân ổn định cuộc sống

Hồ đập đảm bảo an toàn

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy thủy điện Hương Điền cho biết, đến chiều 15/9, mực nước trong hồ thủy điện Hương Điền vẫn còn ở mức thấp, các hạng mục, hồ đập vẫn đảm bảo an toàn. Hoạt động phát điện được duy trì, kết hợp với tuân thủ nghiêm túc quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương theo quy định, sự chỉ đạo của tỉnh. Mực nước tại hồ Hương Điền đến chiều cùng ngày chỉ +48,36m, so với mực nước dâng bình thường (MNDBT) là +58m. Lưu lượng nước đến hồ (LLNĐH) 483m3/s, lưu lượng xả về hạ du (LLXVHD) 171m3/s.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thông tin, qua kiểm tra, hầu hết các hồ thủy điện đều đảm bảo an toàn, tổ chức phát điện ở mức tối đa và đảm bảo quy trình vận hành liên hồ.

Kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 10 tại các địa phương, lãnh đạo tỉnh đã hỏi thăm, chia sẻ, động viên người dân có nhà bị tốc mái do lốc xoáy và khẳng định tỉnh và Trung ương sẽ hỗ trợ người dân bị thiệt hại, nhưng trước mắt chính quyền địa phương cần tích cực giúp đỡ, vận động người dân chủ động mua lại các vật dụng cần thiết để sửa chữa, giằng chống, lợp lại mái nhà, kịp thời trú tránh, bão trong thời gian tới. Các địa phương bị hậu quả lốc xoáy khẩn trương rà soát, nắm kỹ số lượng nhà bị tốc mái, những thiệt hại của người dân để có phương án hỗ trợ kịp thời, với quyết tâm cao nhất không để người dân sống trong cảnh màn trời, chiếu đất.

Sau khi chỉ đạo tình hình khắc phục hậu quả do lốc xoáy ở Hương Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cũng đã đi nắm tình hình phòng, chống lụt bão ở khu neo đậu, tránh trú bão tàu thuyền Phú Hải (Phú Vang); tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển thị trấn Thuận An và công trình kè chống sạt lở bờ biển Quảng Công (Quảng Điền).

Cùng ngày, chính quyền, công an và các đoàn thể phường An Đông (TP. Huế) với sự hỗ trợ của Ban Chỉ huy quân sự TP. Huế đã huy động toàn bộ lực lượng giúp người dân khắc phục hậu quả do lốc gây ra làm 33 nhà bị tốc mái tại khu vực này.

Bộ CHQS tỉnh đã huy động 120 cán bộ chiến sĩ thuộc Trung đoàn 6 và 9 trung đội dân quân cơ động kịp thời đến các địa phương bị ảnh hưởng để giúp dân gia cố, tu sửa nhà cửa và lợp lại mái nhà. Lực lượng dân vũ trang cũng đã tiến hành di dời 410 hộ/1.424 nhân khẩu thuộc các xã vùng thấp trũng của huyện Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc và TX. Hường Trà đến nơi toàn.

Các bảo tàng, nhà trưng bày, di tích do Sở Văn hóa và Thể thao quản lý vẫn an toàn. Các điểm vẫn mở cửa đón khách như bình thường. Riêng hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương tạm dừng tối 14 và 15/9, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và khách du lịch.

Đến chiều 15/9, việc tu sửa nhà cửa cho người dân cơ bản hoàn thành, chính quyền, công an và các ban ngành đoàn thể phường An Đông và TP. Huế tiếp tục hỗ trợ người dân khắc phục một số khó khăn khác để người dân ổn định cuộc sống. Trước mắt, TP. Huế và phường An Đông hỗ trợ người dân về nhu yếu phẩm, lương thực; về lâu dài, sẽ có tính toán thiệt hại cụ thể để có phương án hỗ trợ hợp lý cho người dân ổn định cuộc sống cũng như sản xuất, kinh doanh.

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế thông tin, ngoài 33 hộ dân bị ảnh hưởng do lốc xoáy và chủ yếu là tốc mái một phần (không có thiệt hại về người), một số loại cây, hoa màu hư hại, trên địa bàn TP. Huế không có thiệt hại lớn do mưa bão trong chiều tối và sáng 15/9. Đến chiều 15/9, công tác khắc phục cơ bản đã hoàn thành.

Nhóm PV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 55/NHNN-TD gửi chín ngân hàng thương mại yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33
Thời tiết ngày 24/12: Bão số 10 đổi hướng di chuyển phức tạp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10 km/giờ.

Thời tiết ngày 24 12 Bão số 10 đổi hướng di chuyển phức tạp
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

TIN MỚI

Return to top