ClockThứ Hai, 23/12/2024 06:00

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TTH - Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ươngSáp nhập huyện Nam Đông - Phú Lộc: Đoàn kết, đồng thuậnHoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

 Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Ảnh: VIỆT DŨNG

Từ NQ 54 và NQ 26

 Xác định vai trò, vị thế của vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, từ năm 1996, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trình Quốc hội xem xét việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, thời điểm ấy, do chưa hội tụ đủ các điều kiện nên chưa được thông qua.

Từ đó đến nay, Bộ Chính trị đã 4 lần ban hành các văn bản quan trọng. Đó là, Kết luận số 48 ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Thông báo số 175 ngày 1/8/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị khóa X về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; NQ 54 ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; NQ 26 ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo lãnh đạo tỉnh, NQ 54 và NQ 26 có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện quan điểm nhất quán, xuyên suốt và sự quan tâm sâu sắc của Bộ Chính trị đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tạo nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển Thừa Thiên Huế lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một thành phố có đặc thù về di sản, bề dày lịch sử văn hóa, thành phố xanh, thông minh và hiện đại; đồng thời, cũng đã thể hiện quyết tâm, khát vọng đổi mới, ý chí vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, với nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là phấn đấu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt, trong 5 năm thực hiện NQ 54 của Bộ Chính trị, bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương, Thừa Thiên Huế đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư và triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị, công tác quy hoạch… Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư đạt tiêu chuẩn đô thị theo quy định. Đồng thời, tỉnh đã tập trung xây dựng Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu tại Hội nghị thẩm định Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương ngày 9/9. Ảnh: VPUBND TỈNH 

Đến thời khắc lịch sử

Sáng 30/11, đánh dấu thời khắc lịch sử khi Quốc hội thông qua NQ thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, với tỷ lệ 95,62% đại biểu Quốc hội tán thành.

Để đi đến đích, hành trình trải qua không hề dễ dàng. Thừa Thiên Huế đã vượt qua các bước thẩm định khắt khe và đạt nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của một thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2024 ghi dấu rất nhiều nỗ lực của tỉnh và được ghi nhận bằng Quyết định số 924/QĐ-TTg công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 844/QĐ-BXD về việc công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của Bộ Xây dựng... Nhất là dấu mốc ngày 13/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh rằng, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí, khát vọng, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; tạo động lực để Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế trong thời kỳ mới.

Ngày 20/9/2024, tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương đã đồng ý chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025 với tên gọi thành phố Huế. Đây không chỉ là thành quả của nhiều năm phấn đấu không ngừng nghỉ mà còn là dấu mốc khẳng định tiềm năng, vị thế và khát vọng vươn xa của thành phố trên con đường phát triển.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ là niềm vinh dự lớn lao mà còn là trách nhiệm cao cả. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Thừa Thiên Huế sẽ phát huy trí tuệ, tinh thần đoàn kết và sự sáng tạo để xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh, xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của khu vực cũng như cả nước. Thành tựu đáng tự hào này là kết quả của sự chung sức, đồng lòng của toàn thể Nhân dân, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ quý báu từ Trung ương.

“Năm 2025 sẽ là năm tiếp bước những thành công; vượt qua thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Huế sẽ cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển nhanh và bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tin tưởng.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
NN
Nguyễn Văn Nhân - 25/12/2024 18:37
Quá tuyệt vời , HUẾ đang chuyển mình , cổ lên HUẾ của tôi !

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt

Sáng 2/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế: Phan Quý Phương, Hoàng Hải Minh đã đến thăm, động viên, kiểm tra không khí làm việc tại 2 quận Thuận Hoá và Phú Xuân.

Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt
Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế
Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

TIN MỚI

Return to top