ClockThứ Tư, 13/03/2019 08:29

Để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn

TTH - Mặc dù, Bộ Nông nghiệp và PTNT và nhiều ngành chức năng khẳng định, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người, song trong thực tế những ngày qua, rất nhiều bếp ăn, hộ gia đình đã quay lưng với thịt lợn, khiến giá thịt giảm, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu PhiXuất khẩu thịt lợn hướng đến các thị trường khó tính

Thông tin mới đây từ Bộ NN & PTNT, tại khu vực Đông Nam bộ, giá lợn hơi giảm từ 53.000 đồng xuống còn 45.000 đồng/kg so với tuần trước. Tại miền Bắc, giá xuống mức thấp hơn nhiều, đặc biệt, tại các tỉnh có ổ dịch, có nơi chỉ 38.000-42.000 đồng/kg.

Tại Thừa Thiên Huế, mặc dù chưa có dịch nhưng các quầy hàng bán thịt lợn tại các chợ đã có phần ế ẩm. Nhiều tiểu thương cho biết, giá một cân thịt lợn bình quân giảm từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng nhưng vẫn bán rất chậm, có ngày bán không hết.

Dịch tả lợn châu Phi đến nay đã xảy ra ở 136 xã, 37 huyện tại 13 tỉnh thành gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, với tổng số lợn bệnh bị tiêu huỷ là 14.368 con. Như vậy, số tỉnh thành chưa bị dịch tả này hoành hành vẫn còn rất lớn.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn biện pháp khống chế dịch tả lợn châu Phi hôm 4/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chống dịch như chống giặc, quyết định tăng mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị bệnh phải tiêu hủy. Theo đó, nhiều giải pháp cấp bách đã được đặt ra. Các địa phương đã tăng cường công tác vệ sinh môi trường, lập nhiều chốt chặn để kiểm soát việc vận chuyển gia súc vào địa bàn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan; hỗ trợ và tiêu hủy kịp thời khi phát hiện dịch...

Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đi kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tả lợn tại trạm kiểm dịch phía bắc tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền và tại lò mổ gia súc tại chợ Phú Hậu vào lúc 03h30 sáng một ngày cuối tuần qua.

Với nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt, chắc chắn dịch tả lợn châu Phi sẽ được khống chế và hết dịch trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra là song song với việc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng không quay lưng với thịt heo đảm bảo chất lượng, nhằm hạn chế những thiệt hại cho người chăn nuôi. Trước mắt, các cơ quan, trường học, các nhà máy xí nghiệp... có bếp ăn tập thể phải làm gương trong việc đưa thực phẩm thịt heo vào bữa ăn hàng ngày. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền tại các khu dân cư, các chợ thông tin cụ thể về dịch bệnh để người tiêu dùng yên tâm; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi. Mới đây, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã xử phạt trang chủ facebook "Đầm bầu thời trang Mami"  20 triệu đồng vì đăng thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi. Đây cũng là lời cảnh báo trong việc bịa đặt thông tin, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, gây hoang mang dự luận. Người dân nên tỉnh táo trước những thông tin này.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024

Theo danh sách các sản phẩm ăn khách của châu Á do Nikkei biên soạn, từ các buổi concert của ca sĩ nổi tiếng thế giới Taylor Swift diễn ra tại Singapore, đến sự lan tỏa của xu hướng “P-pop” từ Philippines và sự ra mắt của một bộ phim thu hút từ Thái Lan…, nhìn chung các hoạt động và xu hướng giải trí đã chiếm vị trí trung tâm tại Đông Nam Á năm 2024.

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024
88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top