ClockThứ Tư, 07/08/2019 14:18

Chậm cũng lo mà năng lực nhà thầu yếu cũng lo

TTH - Giải ngân vốn đầu tư công chậm là căn bệnh của Việt Nam, chứ không riêng gì Thừa Thiên Huế, hoặc một tỉnh, thành nào.

Ở hai thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tình hình giải ngân vốn đầu tư cũng chẳng khả quan là mấy. Theo số liệu công bố, tính đến hết tháng 5, TP. Hà Nội giải ngân chỉ đạt 15,3% kế hoạch vốn giao. Thành phố này cho biết, dự ước đến hết tháng 6 tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 31% (chưa có số liệu công bố mới nhất nhưng chỉ sau một tháng, tỷ lệ giải ngân tăng 15% là một con số khó có thể hình dung được). Thậm chí, đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản cấp thành phố, đến cuối tháng 5/2019 có đến 10 đơn vị giải ngân 0% (tức là không giải ngân được đồng nào).

Đối với  TP. Hồ Chí Minh, tình hình giải ngân vốn đầu tư cũng không khả quan là mấy. Tính đến hết tháng 5, tổng số vốn đã giải ngân tại Kho bạc Nhà nước TP chỉ đạt 15% tổng kế hoạch vốn do UBND TP giao, đạt 13,5% so với chỉ tiêu được Trung ương giao. Dự kiến đến hết tháng 6 cũng chỉ giải ngân đạt 33,2 %.

Còn theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 6/2019, cả nước giải ngân vốn xây dựng cơ bản mới đạt 32,4 %, thấp hơn cùng kỳ năm 2018.

Trong bối cảnh chung như vậy, Thừa Thiên Huế nằm tại điểm nào trong biểu đồ giải ngân vốn đầu tư công so với cả nước?

Tại cuộc họp phiên thường kỳ tháng 7/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến ngày 30/7/2019, tổng kế hoạch vốn xây dựng cơ bản năm 2019 toàn tỉnh là 22.700 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2019, thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh đạt 9.950 tỷ đồng, đạt gần 44% kế hoạch. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt khá, 53%.

Nếu so sánh với nhiều địa phương trong cả nước và tốc độ giải ngân trung bình của quốc gia, có thể nói Thừa Thiên Huế tạm hài lòng với kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của mình. Nếu có điều gì đó băn khoăn là ở chỗ, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh là nhỏ so với nhiều địa phương trong cả nước, chính vì vậy mà một đồng vốn đầu tư phải được mong muốn thực hiện đúng tiến độ để sớm phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong những nguyên nhân chung mà địa phương nào cũng vướng phải làm cho tiến độ giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản chậm như giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, thì ở Thừa Thiên Huế có một nguyên nhân được nhìn nhận thấu đáo là năng lực nhà thầu còn nhiều bất cập. Hiểu một cách khác là nhiều nhà thầu năng lực còn hạn chế nhưng vẫn trúng thầu. Điều này có thể dẫn đến một số hệ quả như “sinh ra nhiều B” làm cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thêm phần phức tạp. Một khi đã nhiều B thì đồng nghĩa với việc tăng chi phí, nếu công tác giám sát không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Cái mà trên một số diễn đàn trước đây chúng ta thường hay nghe tới là thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Riêng về nguyên nhân giải phóng mặt bằng, theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thì đây là “nguyên nhân chủ yếu nhất”. Chính vì vậy phải tập trung, thậm chí là huy động cả hệ thống chính trị để làm tốt hơn công tác này.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top