ClockThứ Năm, 09/03/2023 20:34
Góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi):

Cần bổ sung, điều chỉnh nhiều vấn đề để phù hợp với thực tiễn

TTH.VN - Chiều 9/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Qúy Phương tham dự và chủ trì hội nghị.

Kỳ vọng không còn "nghẽn" về giải phóng mặt bằngCần có quy định về quy hoạch đất có di tích lịch sử - văn hóaGiúp doanh nghiệp bất động sản tiếp cận đất đai dễ dàngHương Thủy: Nhiều đề xuất, góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)Vấn đề thu hồi đất, bồi thường và giá đất cần được cụ thể

leftcenterrightdel

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Qúy Phương tiếp thu ý kiến tại hội nghị 

Nhiều chính sách mới

Đánh giá tại hội nghị cho thấy, pháp luật đất đai đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng, chính sách pháp luật đất đai vẫn chưa theo kịp… Do đó, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Qúy Phương thông tin về những chính sách mới của dự thảo luật lần này.

Đó là đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng…

Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và HĐND trong việc xây dựng bảng giá đất; cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.

Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất; cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.

Quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

leftcenterrightdel

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có cơ chế sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng

Góp ý các vấn đề còn vướng mắc

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đánh giá, dù dự thảo có nhiều điểm mới và cũng đã khắc phục tồn tại của các địa phương nhưng các nội dung vẫn còn một số vấn đề chưa được xem xét, giải quyết.

Theo đó, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn một số nội dung vẫn còn bất cập như, tại Khoản 5, Điều 60 quy định: “...Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện đến từng thửa đất”. Thực tế việc dự báo đưa vào phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 10 năm tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm được thể thiện đến từng thửa đất là chưa phù hợp, khó có khả thi để triển khai thực hiện. Ngoài quy hoạch sử dụng đất còn nhiều hệ thống quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng...nên sự thống nhất, đồng bộ vẫn chưa được giải quyết.

Tại Khoản 1, Điều 78, liên quan đến “dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh”, nội dung này chưa được làm rõ nên sẽ gây bất cập cho việc thu hồi đất sau này và dễ gây ra khiếu kiện khiếu nại...Đồng thời, cần bổ sung việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với: “Dự án xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,…”.

Về quy định xử lý dự án chậm tiến độ sử dụng đất, thực tế vướng mắc xử lý các dự án chậm tiến độ tại địa phương do ảnh hưởng của các nguyên nhân bất khả kháng do “thiên tai, dịch bệnh”, do đó luật cần quy định rõ các trường hợp bất khả kháng và ngành, cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm xác định nguyên nhân.

Đối với các dự án với diện tích tương đối lớn trong đó có quỹ đất sạch của Nhà nước quản lý và đất do người dân đang sử  dụng (đất chưa sạch) cần có quy định rõ ràng để có cơ sở thực hiện.

Do tính chất nhạy cảm của định giá đất đặc biệt các dự án nhà ở, các dự án khu du lịch thì việc xây dựng phương án giá đất cần nhiều thời gian đồng thời để đảm bảo việc sử dụng vốn ngân sách để thuê tư vấn giá đất (gây lãng phí ngân sách). Do đó, cần có quy định cụ thể vấn đề này hoặc đưa vào nội dung Chính phủ hướng dẫn sau này.

Để đảm bảo việc xác định giá đất cụ thể phù hợp giá thị trường, tránh thất thu ngân sách, đảm bảo nguồn thu ngân sách của địa phương, các đại biểu đề nghị bổ sung nội dung đối với việc xác định giá đất cụ thể đối với các khu đất hoặc thửa đất có giá trị lớn; các khu đất đưa ra đấu thầu có diện tích từ 20 ha thì cần phải được HĐND tỉnh thông qua giá đất cụ thể trước khi UBND cùng cấp phê duyệt.

Hiện nay, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương (Luật 2013 là 14 Chương tăng 2 Chương so với Luật Đất đai 2013) và 236 điều (Luật 2013 là 212 Điều tăng 24 Điều so với Luật Đất đai 2013).

Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

TIN MỚI

Return to top