ClockThứ Sáu, 04/03/2022 10:03

Yêu thương và hơn thế nữa...

TTH.VN - Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 sắp đến. Đây là ngày hội của “một nửa thế giới” và một nửa còn lại muốn làm tất cả những gì có thể để mang tới niềm vui, hạnh phúc cho chị em. Bao giờ cũng thế, mong ước của phụ nữ luôn đơn giản: được yêu thương, được đánh giá và nhìn nhận đúng mức, được bình đẳng, được tạo mọi điều kiện để thể hiện và cống hiến.

Mẹ đỡ đầu - hướng dương đón nắngKhởi công mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèoPhụ nữ Hương Thủy nhận đỡ đầu 12 trẻ mồ côiVượt qua bóng tối

Ngoài tề gia, nội trợ, phụ nữ còn tham gia phát triển kinh tế. Ảnh: L.T

8/3 năm nay, đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhưng không vì thế mà niềm vui của phụ nữ Huế nói riêng, phụ nữ cả nước nói chung phải cắt giảm. Bởi không chỉ ngày này, dịp này, mà cả tháng, cả năm, phụ nữ đang được quan tâm hơn bao giờ hết.

Thật vui mừng khi phụ nữ Thừa Thiên Huế giữ các vị trí quan trọng, chủ chốt ngày càng nhiều. Công tác cán bộ nữ được quan tâm chỉ đạo từ tỉnh, thành tới cơ sở. Ở đâu, phụ nữ có khả năng cũng được tạo điều kiện để phấn đấu. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI hiện có 50 người; trong đó, có 7 ủy viên là nữ (chiếm tỷ lệ 14%). Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 người; trong đó, có 1 nữ. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy ở cấp trên cơ sở, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có những chuyển biến tích cực, với 484 người; trong đó, nữ 73 người (chiếm tỷ lệ 15,08%). Riêng số nữ tham gia cấp ủy đến từ các huyện, thị, thành phố là 67/355 (đạt tỷ lệ 18,9%), tăng 5,3% so với nhiệm kỳ trước. Có 13/104 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, thị xã, thành phố (đạt tỷ lệ 12,5%), tăng hơn 6,2%.

Nhiều chức danh chủ chốt của tỉnh, ở những lĩnh vực, địa bàn trọng yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ Huế không chỉ nổi tiếng với truyền thống dịu dàng, tinh tế, giỏi nữ công gia chánh, giờ đây còn nổi tiếng với nhiều doanh nhân nữ tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và gặt hái không ít thành công, nhiều chị được tặng giải thưởng doanh nhân tiêu biểu, bông hồng vàng của cả nước, giải thưởng thành phố. Tỷ lệ chị em đạt danh hiệu phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cơ quan, đơn vị ngày càng cao chứng tỏ chị em phát huy tốt vai trò của người phụ nữ hiện đại.

Có thể nói, phụ  nữ Huế với truyền thống tề gia, nội trợ chốn kinh kỳ và kiên trung, bất khuất, bền bỉ vươn lên trong cuộc sống đương đại đã được khẳng định qua những thử thách và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo số liệu thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cơ sở đạt 20,8%; cấp trên cơ sở đạt 17%, tăng so với nhiệm kỳ trước và vượt yêu cầu nêu tại Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị (15%);  cấp Đảng bộ trực thuộc Trung ương đạt 15-18%, có nhiều địa phương đạt tới 25-29%. Đáng chú ý, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã có 19 nữ, đạt tỷ lệ 9,5%..  Trong số 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 15, có 151 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 30,26%. Điều này cho thấy công tác cán bộ nữ có chuyển biến tích cực cả về chất lẫn lượng.

Thế nhưng, trong niềm vui vẫn phảng phất những nỗi buồn. Vai trò, vị trí của phụ nữ trong các cơ quan, đơn vị và trong các gia đình cơ bản được khẳng định nhưng vẫn chưa đủ “sức nặng” để phụ nữ vẫn bị coi là “phái yếu”.

Đâu đó, vẫn có sự phân biệt đối xử mỗi khi phải chọn lựa giữa phụ nữ và nam giới, mặc dù năng lực, phẩm chất, khả năng quản lý và xử lý công việc là tương đương. Một bộ phận phụ nữ trong một số lĩnh vực còn phải chịu thiệt thòi và chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân một phần là do trình độ chuyên môn, năng lực, thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác, uy tín; nhận thức về vai trò, vị trí của người phụ nữ; ý thức phấn đấu nhưng bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố khách quan rất đáng quan tâm như chủ trương, chính sách và cơ chế thực hiện còn nhiều bất cập; định kiến giới, điều kiện làm việc của cán bộ nữ, hoàn cảnh gia đình...

Không chỉ trong công tác, ở nhiều nơi, phụ nữ còn là nạn nhân của sự bạo hành trong gia đình, bị đánh đập, hành hạ bởi những người chồng, người tình vũ phu, thậm chí còn bị phụ bạc hoặc bị giết hại do thù hận, do nợ nần, do sự mù quáng trong tình yêu… Còn đó không ít những quan niệm bảo thủ khi cho rằng phụ nữ là cần phải nhẫn nhịn, phải hy sinh, phải tảo tần chăm lo cho gia đình, cho chồng con mà quên đi bản thân mình. Trong khi đó, phụ nữ Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, ngày càng có ý thức tự vươn lên, ngày càng tài giỏi và trong nhiều công việc, họ không hề thua kém nam giới. Vì thế, bên cạnh sự tôn vinh, yêu cầu bình đẳng giới cũng được đặt ra và cần sự quan tâm của toàn xã hội. Thế nên, ngày 8/3, không chỉ cần sự thương yêu, chị em còn mong muốn có được sự cảm thông, chia sẻ, đánh giá đúng mức, tạo điều kiện để bảo đảm sự bình đẳng, để chị em cùng tiến bộ, cùng đóng góp cho sự phồn thịnh của quê hương, đất nước và thắp lửa hạnh phúc trong mỗi gia đình.

 Trọng Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

TIN MỚI

Return to top