ClockThứ Sáu, 27/05/2022 15:19

Khi phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ doanh nghiệp

TTH - Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã đến với chị em vùng cao, khi họ đào tạo năng lực khởi nghiệp, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ vốn vay... Từ đó, xuất hiện mô hình phụ nữ người dân tộc thiểu số biết tính toán làm ăn và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng caoKhai mạc "Ngày hội vùng cao A Lưới"

Phụ nữ Nam Đông với mô hình trồng chuối, phát triển kinh tế

Bước ra từ Cuộc thi khởi nghiệp do Hội LHPN tỉnh tổ chức, chị Đặng Thị Hồng (thôn Cần Nông, xã Hồng Quảng, huyện A Lưới) đã xây dựng mô hình sản xuất nấm hữu cơ với diện tích 700m2. Chị được hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ và chính thức thành lập hợp tác xã sản xuất nấm, ổi hữu cơ Hồng Lý tại xã Hồng Quảng.

Ban đầu, chị đầu tư mua máy sàng mùn cưa, máy thanh trùng, máy lọc không khí, lò truyền nhiệt... để cấy các loại nấm rơm, nấm sò. Hiện trung bình mỗi tháng, chị Hồng xuất ra thị trường 6 tạ nấm, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Hỏi chị Hồng liệu có gặp khó khăn khi khởi nghiệp, chị giơ hai bàn tay lên, ý nói nhiều không đếm xuể. Chị bảo, ban đầu tôi sợ lắm, lại tính toán chậm, sợ không có thị trường tiêu thụ nên có giai đoạn không quyết tâm lắm. Tuy nhiên, khi được hỗ trợ khởi nghiệp, tôi luôn được Hội LHPN đồng hành, cầm tay chỉ việc trong những ngày đầu nên bây giờ tôi đã tự tin và biết cách tính toán trong sản xuất.

Cũng ở A Lưới, nhiều người biết đến cô giáo Hồ Thị Thu Hà, (dân tộc Tà Ôi, giáo viên Trường THPT A Lưới), người quyết tâm giữ gìn bản sắc dệt zèng. Cô có hẳn một hợp tác xã sản xuất và phân phối thổ cẩm A Lưới với hàng chục thành viên tham gia. Cô Hà cho hay: Ở A Lưới, học sinh dân tộc thiểu số ra trường không có việc làm nhiều nên tôi đã liên kết với học sinh nhận hàng về nhà làm thành phẩm. Hiện, tại hợp tác xã đã có quầy bán hàng tại xã A Ngo với diện tích 30m2, một cơ sở dệt 100m2, 1 cơ sở may trang phục cùng với 15 hộ liên kết dệt và sản xuất hàng lưu niệm, trang sức, phụ kiện... Ban đầu tôi gặp nhiều khó khăn lắm, nhất là thiếu vốn và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Còn bây giờ, tôi đã kết nối và duy trì hàng loạt cửa hàng ở Huế, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để đưa sản phẩm dệt zèng đi xa.

Cùng với phong trào khởi nghiệp của huyện A Lưới, phụ nữ huyện Nam Đông lại tìm hướng đi mới cho riêng mình với các mô hình “Giúp nhau cải tạo vườn tạp”. Minh chứng rõ nét nhất là khu vườn của chị Phạm Thị Với ở thôn A2, xã Hương Sơn. Hai năm trước, khu vườn của chị Với không mang lại giá trị kinh tế, nên dù có đất vườn nhưng kinh tế gia đình luôn khó khăn. Năm 2018, chị được Hội LHPN xã Hương Sơn hỗ trợ 1 tạ phân bón, tặng gần 200 cây giống chuối và dứa, đồng thời được các chị huy động ủng hộ ngày công để trồng. Sau hơn 1 năm, vườn chuối của chị mang lại thu nhập hơn 15 triệu đồng. Thấy hiệu quả, chị Với cải tạo diện tích đất còn lại, trồng thêm hơn 100 cây chuối mới. Hiện vườn cây ăn quả của gia đình chị đã cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Gia đình chị Với từ hộ cận nghèo đã vươn lên thoát nghèo. Nhiều chị em trong xã đã được chị chia sẻ kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư, cải tạo vườn tạp thành các khu vườn trồng rau, cây ăn quả theo mùa, năng suất, hiệu quả cao.

Để giúp hội viên tiêu thụ sản phẩm, Hội LHPN xã thành lập tổ liên kết “Trồng và tiêu thụ chuối thanh tiên và dứa an toàn xã Hương Sơn”. Hiện, tổ liên kết đang nỗ lực kết nối, đưa sản phẩm của hội viên vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh, giúp chị em nâng cao thu nhập. “Sau các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tập huấn về khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp, phụ nữ dân tộc đã thay đổi rõ rệt về nhận thức. Chúng tôi mạnh dạn hơn trong việc đầu tư, chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Qua đó, thu nhập đã dần ổn định và đời sống chị em từng bước vươn lên”, chị Với cho biết thêm.

Nếu như trước đây, phụ nữ dân tộc thiểu số thường e dè, tự ti thì nay họ đã tự tin, mạnh dạn hơn. Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện hai huyện miền miền là Nam Đông và A Lưới đã hình thành được 3 hợp tác xã và 2 tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất dịch vụ, tạo việc làm cho 300 hội viên. Lĩnh vực chủ yếu được chị em lựa chọn là sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm đặc sản địa phương. Đây cũng đang là hướng đi bền vững mà tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng thông qua chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm.

Điều mà chị em cảm thấy tâm đắc là hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã đã giúp phụ nữ tự tin, chủ động làm kinh tế, phát triển kinh tế theo hướng tập thể/nhóm/tổ và chuỗi liên kết từ khâu sản xuất cho đến đầu ra của sản phẩm hiệu quả; đồng thời, tạo điều kiện thu mua các loại nông sản truyền thống, nông sản an toàn của người dân trên địa bàn, tránh bị ép giá và cũng là cách khuyến khích người dân yên tâm sản xuất, trao đổi hàng hóa.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top