ClockThứ Tư, 31/07/2024 13:40

Chỗ dựa cho phụ nữ, trẻ em

TTH - “71 tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ) được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và các cơ sở hội thành lập ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà đã góp phần vận động người dân tại các cộng đồng thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình, những tập tục văn hóa còn lạc hậu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là một trong những giải pháp để triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 - hướng đến bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, bà Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ emGiải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em Chắp cánh cho ước mơ khởi nghiệp của phụ nữNâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên phụ nữ Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Các tổ truyền thông cộng đồng đến tận nhà để tuyên truyền kiến thức pháp luật, bình đẳng giới cho người dân 

H.A.N, thôn Lê Lộc 2, xã Hồng Bắc, A Lưới mới học hết cấp 2, nhưng đã rất xinh đẹp và ra dáng thiếu nữ. N, được rất nhiều thanh niên trong làng để ý, trong đó có H.V.T, con của một gia đình khá giả. Thấy con gái được “giá”, nên cha của N. gọi T. đến với mong muốn T. nhanh chóng đem trầu cau, lễ vật tới hỏi cưới N. Mặc cho N. van xin, muốn được đi học tiếp, mẹ của N. thương con hết lời can ngăn nhưng cha của N. không thay đổi ý định. Với lý do mình là trụ cột của gia đình nên bắt mọi người phải nghe theo. Hết cách, mẹ của N. đã báo với tổ TTCĐ thôn để nhờ chính quyền cùng vào cuộc, khuyên răn, giúp đỡ để N. tiếp tục được đến trường.

Sau những lần tổ TTCĐ tích cực vào cuộc, giải thích, phổ biến pháp luật, cha của N. cũng đã thông suốt, không còn ép gả con gái khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Ông Hoàng Văn Chiến, Tổ trưởng Tổ TTCĐ thôn Lê Lộc 2, xã Hồng Bắc, A Lưới cho biết: Là xã vùng núi, kiến thức về pháp luật của bà con còn hạn chế, nhiều vấn đề như tranh chấp đất đai, bắt con cái kết hôn sớm, sinh nhiều con để kiếm cho được con trai, bạo lực gia đình... còn xảy ra. Do đó, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền để bà con hiểu, biết thêm về những kiến thức của pháp luật, bình đẳng giới. Mới tuyên truyền, bà con không phải ai cũng chịu nghe, nhưng cứ “mưa dầm, thấm lâu”, lấy tư cách của những người bà con lối xóm để tuyên truyền, thuyết phục. Nhờ thế, trên địa bàn thôn ngày càng ít xảy ra các vấn đề vi phạm pháp luật, các vấn đề về bình đẳng giới ngày càng được coi trọng.

Chị H.M ở thôn Tu Vay, xã Hồng Thái, A Lưới thường xuyên bị chồng đánh đập, ghen tuông. Số ngày chồng chị M. say xỉn, không chịu đi làm nhiều hơn số ngày tỉnh. Mỗi lần nhậu say, không những đánh đập vợ mà chồng chị M. còn đánh đập cả con gái, nếu như con dám vào can ngăn.

Biết được hoàn cảnh của chị M, tổ TTCĐ thôn đã thường xuyên lui tới can ngăn, giải thích để chồng chị M. hiểu, tu chí làm ăn. “Cũng may nhờ có tổ TTCĐ nhiều lần đến nhà giải thích, phổ biến những kiến thức pháp luật, chồng tôi mới biết bạo lực gia đình, đánh đập vợ con là vi phạm pháp luật, có thể đi tù nên từ đó cũng không dám đánh mẹ con tôi nữa. Chồng cũng hiểu được, lâu nay tôi một mình đi làm nuôi con cực khổ nên đã cai rượu, chí thú làm ăn hơn. Từ ngày chồng không uống rượu, không say sưa mẹ con tôi rất vui mừng, gia đình lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm”, chị M. bộc bạch.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, lựa chọn những hình thức phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình, đối tượng người dân đã giúp hiệu quả tuyên truyền ngày càng được nâng cao. Thường xuyên đến từng nhà dân để rà soát và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con; sau đó, sẽ lồng ghép nội dung tuyên truyền gắn liền với việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn của người dân trong các cuộc họp thôn cũng là cách các tổ TTCĐ thường xuyên áp dụng. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con, các tổ cũng thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con phát triển sản xuất gắn liền với việc nâng cao vị thế của phụ nữ, quan tâm trẻ em, tránh bạo lực gia đình, tảo hôn... Nhất là việc thay đổi nếp nghĩ cũ, các hủ tục, bình đẳng giới... cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Mỗi tổ TTCĐ có khoảng 10 - 15 thành viên, gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, trưởng ban công tác mặt trận thôn, công an viên và các đoàn thể ở địa phương. Các tổ TTCĐ thường xuyên được Hội LHPN tỉnh tập huấn, cập nhật các kiến thức pháp luật, bình đẳng giới để tiến hành tuyên truyền, lồng ghép các nội dung đó vào các buổi họp thôn, nói chuyện chuyên đề... Qua đó, giúp người dân hiểu các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; loại bỏ định kiến giới, hủ tục, thói quen lạc hậu; chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế...

 Tuy được thành lập chưa lâu và còn nhiều khó khăn, song, các tổ TTCĐ đã và đang thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS, miền núi. 

Cũng chính những kiến thức mà các tổ TTCĐ mang lại đã góp phần thay đổi nhận thức, tư duy của phụ nữ miền núi. Họ đã và đang nỗ lực tạo dựng tương lai cho chính mình, thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ những việc nhỏ trong gia đình, biết đứng lên phản kháng, đòi quyền lợi. Sự đổi thay này là tiền đề quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

TIN MỚI

Return to top