ClockThứ Tư, 17/01/2018 08:02

Nỗi lòng người mẹ

TTH - Tại phòng xét xử của TAND tỉnh là người mẹ cùng các con gái, con trai, con dâu. Trong những “khúc ruột” của bà, có đứa con trai “buộc” mẹ đành phải đâm đơn ra chốn pháp đình để giải quyết về tài sản.

Người mẹ (là nguyên đơn) đã trên 80 tuổi, tai lãng, lưng còng. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho phép đưa chiếc ghế đặt gần sát trước hội đồng xét xử để bà ngồi, tiện nghe hỏi và trả lời. “Trần tình” cơ sự dẫn gia đình đến chốn công đường hôm nay, người mẹ ấy không lần nào rớm nước nước, nhưng mắt mỗi lúc một mờ đục thêm.

Bà xin phép hội đồng xét xử được “dài dòng” một chút, để được trải lòng, trút niềm tâm sự, “uẩn ức” của một người làm mẹ mà đành bất lực, để tình ruột thịt phải bị chia cắt chỉ vì chút tài sản. Chồng đã mất, bà cũng đã đến ngày gần đất xa trời. Con cái thì nhiều nhưng đất chỉ có chưa đầy 300m2. Trên thửa đất này, ngoài ngôi nhà bà đang ở, vợ chồng con cái 2 người con trai cũng dựng nhà hai bên. Trong khi có mấy người con, dù đã có gia đình nhưng vẫn phải đi thuê nhà ở. Bà họp tất cả các con, bàn vì diện tích đất quá nhỏ, không đủ chia đều cho từng người. Vậy nên bà đưa ra ý định sẽ bán toàn bộ thửa đất đang có (ở vị trí tốt nên có giá trị 4 tỷ đồng- theo kết quả của hội đồng định giá), trích lại một phần mua miếng đất nhỏ, xây nhà thờ. Bà sẽ chuyển đến đó ở. Sau khi bà về với tổ tiên, các con sẽ dùng nhà thờ đó thờ tự cha mẹ, quây quần bên nhau trong những ngày giỗ kỵ, “củng cố” thêm tình ruột thịt từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Số tiền còn lại sẽ chia cho các con, để họ kiếm thửa đất phù hợp làm nơi an cư. Đối với gia đình 2 người con trai đang ở trên thửa đất, sau khi bán toàn bộ thửa đất đó, sẽ được thanh toán số tiền họ đã bỏ ra xây dựng nhà. Bà làm điều này là để yên tâm trước khi nhắm mắt. Để tránh tình trạng sau này con cái tranh giành tài sản, mất tình ruột thịt. Những người con khác tôn trọng quyết định của mẹ. Thế nhưng, một người con trai lại khăng khăng không chịu, đưa ra “yêu sách” hoặc cứ “ở lì” trên đất, hoặc mẹ phải giao cho anh ta khoản tiền rất lớn. Họp gia đình lui tới bao lần đều vẫn không thành. Bà phải cắn răng đưa đơn nhờ tòa chia phần di sản thừa kế mà chồng bà để lại. Tòa sơ thẩm xử rồi, đứa con ấy vẫn không chịu, khiến thân già phải đến chốn pháp đình thêm lần này.

Lúc hội đồng xét xử nghị án, vợ bị đơn “xông” đến cạnh mẹ chồng gay gắt: “Mạ nghe xúi giục của con gái mà bán đất. Con gái lấy chồng rồi, như bát nước đổ đi. Con dâu sau ni mới là người lo cho mạ. Chừ thì… ". Người mẹ nói, con nào cũng thương giống nhau. Rồi bà lặng lẽ bỏ ra ngoài hành lang. Đôi mắt mờ đục càng mờ thêm bởi nỗi buồn.

Quả thật đáng buồn, đáng thương cho người mẹ ấy. Cũng như bao người cha người mẹ khác, vợ chồng bà vất vả, khổ cực nuôi con, tất cả đều vì con cái. Ấy vậy mà, chỉ vì lòng tham thái quá mà đứa con đã quên đi tình nghĩa gia đình, không thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ khi cuối đời, khiến bà phải "hạ sách" nhờ tòa.

Duy Trí - An Di

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Sau khi sáp nhập, diện tích và quy mô dân số huyện Phú Lộc được mở rộng. Chính quyền địa phương, các phòng, ban, đơn vị liên quan tập trung nhiều giải pháp để quản lý tốt địa bàn, giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho người dân.

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân
Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng

Ngày 26/12, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Nguyễn Hoàng Nguyên (sinh năm 1990), trú tại số nhà 22/13 Phan Kế Bính, phường Thủy Xuân (TP.Huế) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng
Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top