ClockThứ Sáu, 15/11/2019 20:31

Lo ngộ độc thực phẩm và gian lận thương mại cuối năm

TTH.VN - Chiều 15/11, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí tuần 46 do Văn phòng UBND tỉnh tổ chức, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng được dư luận quan tâm.

Giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế ngộ độc thực phẩm13 bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau tiệc cưới đã xuất việnNỗi lo ngộ độc thực phẩmQuảng Điền: Hơn 10 người nhập viện sau tiệc cưới do ngộ độc thực phẩm

Điều trị các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện trung ương Huế cở sở 2 (Phong Điền)

Giám sát chặt vệ sinh an toàn thực phẩm

Dư luận cho rằng, trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP), trong đó có những vụ NĐTP tập thể. Vấn đề đặt ra đối với ngành y tế tỉnh là quản lý, kiểm tra, hậu kiểm những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức làm dịch vụ ăn uống từng liên quan NĐTP trên địa bàn như thế nào?

Theo thông tin từ Sở Y tế, từ đầu năm đến nay, tại Thừa Thiên Huế xả ra 3 vụ NĐTP, có vụ liên quan đến trên 70 người. Các vụ việc sau khi xảy ra đã được kiểm soát chặt chẽ, xử lý vi phạm theo đúng quy định.

Hiện, Sở Y tế đã phân cấp công tác quản lý và giám sát bữa ăn đông người cho hệ thống y tế từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; ban hành quy chế phối hợp trong giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP và điều tra NĐTP; gửi công văn cho các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập quy định thông tin báo cáo khi có ngộ độc xảy ra.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cho thống kê những cá nhân, cở sở làm dịch vụ nấu ăn tại các địa phương và thường xuyên tổ chức tập huấn công tác giám sát bữa ăn đông người cho cộng tác viên, y tế thôn, cán bộ trạm y tế cấp xã; phối hợp chặt chẽ với hệ thống chính trị tại địa phương để giám sát các bữa ăn đông người, lễ hội, tuyên truyền về công tác đảm bảo VSATTP; tổ chức tuyên truyền cho người dân để người dân đăng ký với các cơ sở y tế trên địa bàn được giám sát về VSATTP khi tổ chức bữa ăn đông người.

Đối với các bếp ăn tập thể, các bếp ăn tập thể tại các trường học là diện cơ sở không cấp giấy đủ điều kiện VSATTP, nhưng nằm trong diện quản lý kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Hàng năm Chi cục ATVSTP tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục- Đào tạo, Ban Quản lý Khu công nghiệp để kiểm tra, giám sát các hoạt động của bếp ăn tập thể các trường học và các xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; tổ chức tập huấn kiến thức ATTP cho các bếp trưởng và các nhân viên phục vụ ăn uống.

Đối với các cơ sở doanh dịch vụ ăn uống, theo sự phân công, phân cấp của Sở Y tế tổ chức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các đối tượng đủ các điều kiện, định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra, hậu kiểm theo quy định.

Siết chặt gian lận thương mại

Lực lượng công an bắt một vụ vận chuyển thuốc lá ngoại nhập với lượng lớn

Vào dịp cuối năm, tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng qua địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, hàng lậu, hàng giả tuồn vào thị trường, gây bất ổn thị trường tiêu dùng. UBND tỉnh đã có chỉ đạo hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng này như thế nào?

Theo đại diện Sở Công thương, năm 2019, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định: giá cả hàng hóa không có biến động lớn, không xảy ra tình trạng sốt giá, lượng hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Trên các tuyến giao thông, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như: sử dụng biển số xe giả để thay đổi khi vận chuyển hàng nhập lậu; sử dụng xe không chính chủ để vận chuyển hàng hóa nhập lậu với số lượng lớn; chia nhỏ hàng hóa để vận chuyển; sử dụng quay vòng hồ sơ mua hàng đấu giá...

Trên địa bàn cố định, tình hình vi phạm trong hoạt động kinh doanh như: không niêm yết giá hàng hóa, kinh doanh hàng hóa vi phạm quy định về nhãn hàng hóa, kinh doanh sai địa điểm, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng… vẫn còn xảy ra.

Bên cạnh đó, một số đối tượng lợi dụng kẻ hở của loại hình kinh doanh mới hình thành và phát triển mạnh gây thất thu thuế cho nhà nước và đánh lừa người tiêu dùng như: bán hàng qua mạng xã hội, thương mại điện tử, bán hàng đa cấp, kinh doanh tiền ảo,… có chiều hướng gia tăng

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp thời, đồng bộ từ Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh và với sự chủ động tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm,đồng thời  duy trì sự ổn định thị trường trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra: 2.106 vụ; trong đó, số vụ không vi phạm 459, số vụ xử lý 1.647. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 1,5 tỷ đồng; số tiền bán hàng tịch thu gần 1 tỷ đồng; giá trị hàng tịch thu chờ bán đấu giá gần 300 triệu đồng; giá trị hàng tiêu hủy trên 5,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, các thành viên Ban chỉ đạo 389 đã phát hiện và xử lý 3.225 vụ với số tiền xử phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế hơn 44,5 tỷ đồng; trị giá tang vật tịch thu hơn 23 tỷ đồng.

Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm tăng cao của người tiêu dùng, góp phần bình ổn giá cả trên địa bàn tỉnh. Cục Quản lý thị trường đã ban hành kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm 2019.

Trong đó, tập trung kiểm tra kiểm soát đối với các lĩnh vực chống vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thượng mại, cụ thể: vật liệu nổ, pháo nổ các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, rượu, bia, đường, thuốc lá, bánh kẹo, đồ điện tử, hàng may mặc; kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, gian lận về đo lường…

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Bột ngọt nhập lậu - vị “ngọt” hay quả đắng?

Từ bao lâu nay, bột ngọt đã trở thành một loại gia vị quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong hầu như mọi bếp ăn của gia đình Việt. Nắm bắt được điều này, cùng tâm lý sính ngoại của một bộ phận người Việt, nhiều người đã nhập lậu loại bột ngọt hiệu “Cái Muỗng”, được sản xuất bởi công ty THAI FERMENTATION IND. CO., LTD. tại Thái Lan, qua đường biên giới với Lào, từ đó được vận chuyển theo đường bộ đến các chợ trong thị trường nội địa Việt Nam để tiêu thụ.

Bột ngọt nhập lậu - vị “ngọt” hay quả đắng
Phòng, chống buôn lậu, hàng giả là nhiệm vụ lâu dài

Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định, công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại (BL, HG & GLTM) là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, không có “vùng cấm”…

Phòng, chống buôn lậu, hàng giả là nhiệm vụ lâu dài
Thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá hơn nửa tỷ đồng

Chiều 25/1, ông Phan Hùng Sơn – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh thông tin, triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị đã phát hiện và tạm giữ lượng hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá hơn nửa tỷ đồng.

Thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc trị giá hơn nửa tỷ đồng

TIN MỚI

Return to top