ClockThứ Hai, 17/07/2023 14:27

Công tác thanh tra góp phần phòng, chống tham nhũng

TTH - Thời gian qua, ngành Thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trên các lĩnh vực và đã kiến nghị, xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền. Đáng chú ý, qua kết luận thanh tra đã kiến nghị UBND tỉnh nhiều nội dung quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng thêm quyết liệt, chặt chẽTổng Bí thư: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương - không trông chờ, ỷ lạiBáo chí giúp nhân dân có niềm tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

leftcenterrightdel
 Thanh tra tỉnh tiến hành công bố kết luận thanh tra tại một đơn vị

Ứng dụng phần mềm quản lý thanh tra

Tại hội nghị sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương ghi nhận, đánh giá cao việc Thanh tra các đơn vị của tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm trên các lĩnh vực và đã kiến nghị, xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền. Trong đó, cơ quan Thanh tra tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai, quán triệt, cụ thể hóa, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, điểm nổi bật trong công tác chỉ đạo đối với ngành Thanh tra trong thời gian qua là lãnh đạo UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh ứng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao hiệu quả quản lý. Ngoài các phần mềm dùng chung do UBND tỉnh triển khai và phần mềm Hệ thống Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN do Thanh tra Chính phủ triển khai. Hiện nay, có 2 phần mềm chính được ứng dụng là phần mềm Quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra và phần mềm Hệ thống Quản lý công tác tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh.

“Việc ứng dụng phần mềm Quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra bước đầu đã giải quyết được những bất cập, khó khăn đối với việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và đã đem lại hiệu quả trong công tác xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra; theo dõi Đoàn Thanh tra; theo dõi xử lý sau thanh tra cũng như công tác tổng hợp, báo cáo theo quy định. Do đó, đạt được những kết quả nhất định trong công tác PCTN”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương khẳng định.

Cùng với đó, UBND tỉnh đã bàn giao và chỉ đạo Thanh tra tỉnh tham mưu thực hiện Dự án nâng cấp phần mềm Hệ thống Quản lý công tác tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh với các hạng mục công việc chính như: hoàn chỉnh, bổ sung chức năng Phần mềm; triển khai đến cấp xã, các phòng ban cấp huyện; liên thông với cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; số hóa và cập nhật toàn bộ dữ liệu đơn thư khiếu nại, tố cáo từ năm 2018 đến nay; đồng bộ dữ liệu đã số hóa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo. Qua đó bảo đảm cho việc lưu giữ, cập nhật, quản lý, tra cứu thông tin, phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành của tỉnh.

Chánh Thanh tra tỉnh Lương Bảo Toàn thông tin, ngành Thanh tra đã chủ động tham mưu thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác PCTN trên địa bàn tỉnh; nhất là công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập và kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định tại Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cùng với đó, liên quan đến kết quả chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn, trong 6 tháng đầu năm 2023, có 10 đơn vị của tỉnh thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 76 công chức, viên chức nhằm PCTN.

leftcenterrightdel
6 tháng đầu năm 2023, ngành thanh tra phát hiện vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất gần 10ha 

Kiện toàn bộ máy theo Luật Thanh tra

Theo đánh giá của UBND tỉnh, công tác tự kiểm tra ở trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, địa phương để phát hiện hành vi tham nhũng vẫn còn hạn chế. Công tác phòng, ngừa tham nhũng gắn với công khai, minh bạch trên một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng như: đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, mua sắm tài sản công, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng... của các cơ quan, đơn vị, địa phương cần được quan tâm thực hiện tốt hơn nữa. Việc giám sát cộng đồng đối với các công trình, dự án xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước chưa phát huy hiệu quả. Việc thực hiện chế độ báo cáo về phòng, chống tham nhũng của một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự nghiêm túc.

Chánh Thanh tra tỉnh Lương Bảo Toàn cho rằng, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tổ chức ngành Thanh tra sau khi Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành (từ 1/7/2023), UBND tỉnh đã giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm sớm kiện toàn, ổn định tổ chức, hoạt động của các đơn vị Thanh tra trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022.

“Mặc dù thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết và phát huy tối đa nội lực, tin rằng ngành Thanh tra toàn tỉnh sẽ là lực lượng tham mưu đắc lực cho Thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh”- ông Lương Bảo Toàn nhấn mạnh.

6 tháng đầu năm 2023, qua thanh tra đã phát hiện vi phạm tổng số tiền gần 12 tỷ đồng và gần 10ha đất. Đã xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 8,834 tỷ đồng; xử lý khác 3 tỷ đồng; yêu cầu các đơn vị có liên quan khắc phục, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đối với diện tích đất sai phạm theo đúng quy định; kiến nghị tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với 10 tổ chức, 39 cá nhân đã để xảy ra các sai phạm.
Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Năm 2025, ngành du lịch Huế tập trung hướng tới các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ, một số nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và sẽ đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách mạnh mẽ.

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

TIN MỚI

Return to top