ClockThứ Ba, 13/06/2023 18:01

Báo chí giúp nhân dân có niềm tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Sáng 13-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định như vậy khi thăm, làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2023).

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Hội Nhà báo Việt NamVai trò “then chốt” của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phươngGiảng dạy lý luận chính trị hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

leftcenterrightdel
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: NAM TRẦN 

Trong chiến tranh hay hòa bình, báo chí đều thể hiện vai trò quan trọng

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh báo chí là công cụ truyền thông trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, phương tiện thông tin thiết yếu, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội.

Ông ghi nhận, đánh giá cao những thành tích, đóng góp, cống hiến của báo chí, phóng viên trong thời gian qua.

Thủ tướng nhấn mạnh xuyên suốt chiều dài lịch sử, báo chí, truyền thông luôn đồng hành cùng đất nước, đã có sự đóng góp lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Trong chiến tranh hay hòa bình, báo chí đều thể hiện vai trò quan trọng với Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Nhìn lại 2 năm trước, khi cả thế giới phải đối mặt dịch COVID-19 với đầy khó khăn, thách thức, càng thấy rõ vai trò của báo chí.

"Báo chí đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận, chia sẻ, đồng cảm trong nhân dân về các biện pháp chống dịch, tiêm chủng, đoàn kết, tương thân, tương ái trong lúc khó khăn…", Thủ tướng nêu rõ.

Cũng theo Thủ tướng, trong năm qua, đất nước đứng trước khó khăn do hậu quả của đại dịch bệnh COVID-19 và diễn biến của tình hình quốc tế. Các nội dung này đều được phản ánh một cách khách quan, đa chiều, mang tính xây dựng.

Báo chí cũng phản ánh những thành tựu, nỗ lực với tinh thần đoàn kết để Việt Nam đạt được những điểm sáng về tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau dịch.

Từ đó góp phần giúp nhân dân có niềm tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.

leftcenterrightdel
Thủ tướng trao đổi cùng các đại biểu - Ảnh: NAM TRẦN
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không phải nguyên nhân khiến cán bộ sợ sai, không dám làm

Thủ tướng phân tích những tồn tại, hạn chế của báo chí thời gian qua, đồng thời chia sẻ với khó khăn, thách thức mà các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí, truyền thông và những người làm báo trên cả nước đang phải đối mặt.

Trong đó có hoạt động báo chí, kinh tế báo chí, biên chế, tài chính, cơ sở vật chất cho báo chí và cơ chế, chính sách nào để báo chí huy động nguồn lực, tự lực, tự cường vươn lên cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ông nêu rõ Chính phủ với chức năng, quyền hạn sẽ cố gắng làm hết sức để tạo thuận lợi cho báo chí hoạt động trong điều kiện tốt nhất có thể.

Dự báo tình hình thời gian tới còn nhiều khó khăn nhưng Thủ tướng cho rằng chúng ta không được quá bi quan và cũng không được quá chủ quan, mà cần luôn giữ trạng thái kiên định, thực hiện các mục tiêu được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.

"Báo chí cần cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân tìm ra đột phá mạnh mẽ, đổi mới hơn, ứng dụng khoa học, đổi mới sáng tạo hơn để đạt được các mục tiêu", ông nói.

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hoạt động tập hợp lực lượng, xây dựng đội ngũ những người làm báo, chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh.

Đồng thời, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho hội viên để "phụng sự Tổ quốc", "phụng sự nhân dân", "phụng sự giai cấp và nhân loại".

Quyết tâm xây dựng và phát triển đội ngũ người làm báo nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, sâu sắc về khoa học và công nghệ...

Cùng với đó tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, giúp chấn chỉnh những "lệch chuẩn" về đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí...

Thủ tướng nhấn mạnh báo chí phải đi đầu trong phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, người tốt, việc tốt, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực. Làm tốt vai trò giám sát, phản biện; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, minh bạch.

Ông nhắc lại vừa qua có một số người cho rằng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm cho một số cán bộ, công chức né tránh, sợ sai, không dám làm... và tại Quốc hội đã nói rất rõ, cần tìm cách khắc phục.

"Việc đổ cho phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nguyên nhân gây ra hoàn toàn không phải. Cần khẳng định như vậy. Một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy là có và diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cơ quan. Do đó cần tiếp tục khắc phục", Thủ tướng nói thêm.

Về một số ý kiến cụ thể của các cơ quan báo chí, ông cho biết tới đây sẽ sửa đổi các nghị định có liên quan và giao cho các bộ trưởng trực tiếp xử lý.

Theo Báo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Chiều 31/12, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) cấp tỉnh năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

TIN MỚI

Return to top