ClockThứ Năm, 20/07/2023 08:59

Một bức thư giàu lòng yêu nước

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ K8 nhân kỷ niệm 55 năm Xuân Mậu Thân

Theo sắc lệnh của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, những gia đình có hơn ba người con đầu quân (đi Vệ Quốc đoàn) sẽ được ghi công và ân thưởng. Báo chí Bắc bộ nhiều lần nêu 30 danh tánh của những gia đình giàu lòng hy sinh như thế. Riêng ở Trung bộ là nơi gần các mặt trận, trường hợp ba bốn anh em cùng một gia đình cùng nhập ngũ vào bộ đội không phải là hiếm, thế mà chúng ta chưa hề thấy công bố tên một gia đình nào gọi là để tỏ lòng biết ơn và khuyến khích của quốc dân và Chính phủ.

leftcenterrightdel
 Bức thư của ông Phan Văn Đức gởi Chủ tịch UBHC tỉnh Thừa Thiên đăng trên trang 4 tuần báo Chiến sĩ Cơ quan Vệ Quốc đoàn, số 21, ra ngày 17/4/1946, xuất bản tại Huế

Vừa rồi, Ủy ban Hành chánh tỉnh Thừa Thiên có chuyển giao cho tòa soạn báo Chiến sĩ và “nhờ” đưa lên mặt báo bức thư của ông Phan Văn Đức, thân phụ của ba Vệ Quốc quân tại ngũ và một Vệ Quốc quân tử trận (hy sinh) trong cuộc chiến đấu để bảo vệ thành quả cách mạng. Nhằm giữ nguyên ý vị mộc mạc của câu chữ cũng như nội dung bức thư, báo Chiến sĩ số ra ngày 17/4/1946, lục đăng nguyên văn như sau:

Kính gởi ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên.

Tôi, Phan Văn Đức (thân sinh của Phan Văn Sắt, chiến sĩ trận vong) ở làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Nhân dịp Tết Nguyên đán nầy (tức Tết Bính Tuất – Tết Độc lập đầu tiên), chúng tôi có tiếp được thơ của ông gởi về thăm chúng tôi, chúng tôi lấy làm cảm kích vô cùng, cảm kích tấm lòng hy sinh của ông đối với quốc gia, với toàn thể quốc dân Thừa Thiên. Ông đã thay mặt và viết thơ cảm tạ cái linh hồn của kẻ vì nước bỏ mình.

Còn riêng về phần tôi, tuy tuổi già nhưng cũng có cái bổn phận phải dắt dìu bày vẽ cho con em để nêu cao cái tinh thần chiến đấu.

Và tôi đã hiến cho Tổ quốc bốn đứa con trai, hiện nay đã gia nhập vào Giải phóng quân:

1. Phan Văn Vũ, Đại đội, chỉ huy tại Phan Rang.

2. Phan Văn Hòe, Trung đội, chỉ huy tại Nha Trang.

3. Phan Văn Thêm, Phân đội, chỉ huy tại Ninh Hòa.

4. Phan Văn Sắt, tử trận.

Tôi lấy làm hân hạnh vô cùng, được sinh những đứa con ra giúp nước, hy sinh để chiến đấu, đánh đuổi quân xâm lăng dành lại Độc lập cho nước nhà, tự do và hạnh phúc cho giống nòi.

Tuy tuổi già sức yếu, nhà nghèo, dù có mắm dưa cơm hẩm cho qua ngày tháng, tôi cũng vui lòng.

Xin chúc ông được tinh thần sáng suốt, thể chất mạnh khỏe để giúp đồng bào trong những thời gian nầy.

Qua nghiên cứu các nguồn tài liệu của chúng tôi, thì có lẽ đây là gia đình đầu tiên ở làng Thần Phù, huyện Hương Thủy có bốn người con đi Giải phóng quân ngay từ lúc Cách mạng tháng Tám vừa giành được chính quyền ở Huế.

Bài, ảnh: Dương Phước Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Kính Chúa, yêu nước - sống tốt đời, đẹp đạo”

Phát huy truyền thống “Kính Chúa, yêu nước - sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo ở Thừa Thiên Huế ngày càng khẳng định là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn đồng hành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Kính Chúa, yêu nước - sống tốt đời, đẹp đạo”
KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” (11/6/1948-11/6/2024):
Thi đua là yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cọi trọng và đề cao vai trò của thi đua ái quốc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người từng khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Ngay sau ngày đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào thi đua đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm…

Thi đua là yêu nước
Sống lại những ký ức về vị vua yêu nước ở xứ lưu đày

Vua Hàm Nghi – Hồi ức con đường El Biar là công trình nghiên cứu tâm huyết của ông Gérard Chapuis, kể về cuộc đời và hoạt động nghệ thuật của vua Hàm Nghi ở Algérie, từ lúc nhà vua bị thực dân Pháp bắt đi đày (1888) đến lúc mất (1944) vì căn bệnh ung thư dạ dày hiểm ác. Công trình được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chọn tuyển và NXB Thuận Hóa ấn hành, vừa mới ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 3 năm 2023.

Sống lại những ký ức về vị vua yêu nước ở xứ lưu đày

TIN MỚI

Return to top