ClockThứ Sáu, 17/05/2019 16:55
Liên quan đến việc xử lý vi phạm về khai thác cát, sỏi của Công ty Tuấn Hải:

Không chỉ vi phạm ở khu vực mỏ được cấp phép

TTH.VN - Ngày 17/5, ngoài thông tin cụ thể về vi phạm của công ty Tuấn Hải trong quá trình khai thác cát, sỏi tại 2 mỏ được cấp phép là khe Băng và bãi bồi Lại Bằng, ông Hồ Đắc Trường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường (TN & MT) cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh, làm rõ về những sai phạm của công ty này ở phạm vi ngoài khu vực 2 mỏ nói trên cũng như việc khắc phục môi trường khi đóng mỏ.

Công ty Tuấn Hải khai thác vượt quá độ sâu cho phép 5m trở lênGiám đốc Công ty Tuấn Hải lại vắng mặt tại buổi đối thoại với người dân Lại BằngGiám đốc Cty Tuấn Hải vắng mặt tại buổi làm việc vì lý do ốmNgười dân kiềm chế, chính quyền phải nghiêm túc và thấu đáoBất ngờ với kết quả đo đạc ở hai mỏ được cấp phép khai thác cát trên sông BồLiên quan đến hàng rào tre trên sông Bồ: Giải quyết rốt ráo những vấn đề người dân quan tâmVận động người dân tự tháo dỡ các cọc tre trên sông BồViết tiếp chuyện đóng cọc tre trên sông Bồ: Đừng chọn cách làm saiĐóng cọc tre ngăn khai thác cát trên sông

Khai thác vượt độ sâu cho phép gần 10m

Ông Hồ Đắc Trường, Phó Giám đốc Sở TN & MT thông tin, tại mỏ khu vực bãi bồi Lại Bằng (Hương Vân – Hương Trà), căn cứ kết quả đo đạc ngày 9/5 của Trung tâm Kỹ thuật – Công nghệ thông tin tài nguyên & môi trường (Trung tâm), công ty Tuấn Hải đã khai thác trong khu vực mỏ tại địa điểm gần mốc M2 có độ sâu lớn nhất là 11,49m so với mặt nước hiện trạng ngày 9/5/2019. Như vậy, tại vị trí mốc M2, Cty này đã khai thác quá độ sâu được phép khai thác là 7,49m.

Theo biên bản được lập, đây chỉ là 1 trong 7 lỗ khoan vượt quá độ sâu được cấp phép. Ở 6 lỗ khoan còn lại, số liệu của Trung tâm thể hiện công ty này đều khai thác vượt mức cho phép, thấp nhất là 2,28m, tiếp đến là 2,34m; 3,73m; 4,45m; 5,19m và 6,92m.

Ông Hồ Đắc Trường, Phó Giám đốc Sở TN & MT trao đổi với truyền thông trưa 17/5

Tại mỏ khe Băng (Hương Vân – Hương Trà và Phong Sơn – Phong Điền), công ty Tuấn Hải đã khai thác trong khu vực mỏ có độ sâu lớn nhất là 18,58m so với mặt nước hiện trạng ngày 9/5/2019 tại vị trí gần mặt cắt tuyến 5, điểm khai thác vượt độ sâu lớn nhất so với độ sâu được cấp phép là 9,8m tại vị trí lỗ khoan 9 (mốc M7). 

Ở khu vực này, từ mốc M1 đến mốc M8, Trung tâm tiến hành khoan 22 lỗ, trong đó chỉ có 8 lỗ khoan chưa vượt độ sâu cho phép và 1 lỗ khoan 10 ở mốc M4 công ty Tuấn Hải cho biết không thực hiện khai thác do trước khi khai thác đã có độ sâu rất lớn, nguyên nhân có thể do xoáy nước; 13 lỗ còn lại đều vượt độ sâu, thấp nhất là 0,03m và cao nhất là 9,8m.

Chi tiết một số điểm độ sâu tại vị trí các lỗ khoan khu vực bãi bồi Lại Bằng

Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông vượt quá phạm vi ranh giới độ sâu được phép khai thác từ 0,5m trở lên đã vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 36 Nghị định số 33/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản”. 

“Với vi phạm độ sâu như hiện nay, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh xử phạt với mức phạt vượt khung là 800 triệu đồng/mỏ. Tổng số tiền xử phạt đối với công ty Tuấn Hải là 1,6 tỷ đồng/2 mỏ. Ngoài ra, tước giấy phép khai thác 2 mỏ nói trên cho đến hết thời hạn cấp mỏ trong xử phạt bổ sung”, ông Trường thông tin.

Lơi lỏng trong phối hợp kiểm tra, giám sát

Việc khai thác cát sỏi trái phép lẫn được cấp phép dẫn đến sạt lở phía thượng nguồn sông Bồ đã diễn ra từ lâu, người dân nhiều lần phản ánh và kiến nghị lên các cấp nhưng không được giải quyết rốt ráo. Bức xúc này khiến người dân tổ dân phố Lại Bằng 2 (Hương Vân – Hương Trà) mới đây đã cùng nhau đóng hàng rào tre trên sông Bồ, chủ yếu để ngăn chặn tàu thuyền khai thác cát, sỏi của công ty Tuấn Hải (như Báo Thừa Thiên Huế đã phản ánh nhiều kỳ)

Điều khiến dư luận đặt nghi vấn là có hay không sự buông lỏng quản lý, kiểm tra giám sát về hoạt động khai thác cát sỏi, mà cụ thể ở đây là đối với công ty Tuấn Hải?

Hàng rào tre trên sông Bồ là phản ứng của người dân tổ dân phố Lại Bằng 2 trước tình trạng khai thác cát, sỏi gây sạt lở phía thượng nguồn

Ông Hồ Đắc Trường cho biết, theo quy định, trước ngày 1/2 hằng năm, công ty Tuấn Hải phải có báo cáo gửi Sở TN & MT, sau khi cùng các ban, ngành chức năng và địa phương thanh kiểm tra, Sở sẽ có báo cáo tổng hợp gửi UBND tỉnh trước ngày 15/2.

“Trước đây, khi tiến hành thanh kiểm tra thì mọi việc vẫn bình thường. Nhưng có thể từ thời điểm sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, giá cát đột nhiên tăng cao, Cty Tuấn Hải đưa cả xà lan, nhân công từ phía Bắc vào khai thác ồ ạt nên mới dẫn đến tình trạng như hiện nay”, ông Trường nói. Ông Trường cũng thừa nhận: “Đúng là Sở TN & MT cùng với Công an tỉnh, các địa phương, các lực lượng chức năng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, bởi các đơn vị nói trên đều có chức năng kiểm tra, giám sát trong vấn đề này”.

Sau khi tham mưu lên UBND tỉnh về mức xử phạt, Sở TN & MT sẽ tiếp tục kiểm tra, rà soát lại khối lượng cát sỏi được phép khai thác, có biện pháp yêu cầu khắc phục môi trường, đồng thời tiếp tục đấu tranh với công ty Tuấn Hải về diện tích khai thác ngoài phạm vi được cấp phép.

Sở TN & MT xác định công ty Tuấn Hải có khai thác ngoài phạm vi được cấp phép và có nơi độ sâu lên đến 24,5m. “Nhưng như đã nói, đây là khu vực ngoài phạm vi mỏ nên sau khi xử lý vi phạm trong khu vực mỏ thì mới tiếp tục tiến hành đấu tranh. Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, chúng tôi sẽ báo cáo lên UBND tỉnh để có hướng xử lý”, ông Trường khẳng định.

Qua tìm hiểu, công ty Tuấn Hải được cấp phép khai thác mỏ cát sỏi trên thượng nguồn sông Bồ và phải ký quỹ phục hồi môi trường cho Nhà nước với tổng số tiền 578.493.000 đồng cho cả 2 mỏ được cấp phép. Trong đó, tại mỏ là khe Băng, công ty Tuấn Hải đã nộp đủ với số tiền là 343.260.000đồng. Tại mỏ bãi bồi Lại Bằng, Cty Tuấn Hải phải đóng số tiền là 235.233.000đồng, nhưng công ty mới chỉ đóng 188.178.000 đồng, số tiền còn lại phải đóng trong năm 2019 là trên 47 triệu đồng.

Theo ông Hồ Đắc Trường, nếu số tiền ký quỹ không đủ để khắc phục môi trường, sau khi đóng mỏ, Sở sẽ có biện pháp buộc Cty Tuấn Hải phải có trách nhiệm khắc phục môi trường sau khi chấm dứt khai thác theo quy định của pháp luật.

Bài, ảnh: Nhân Hải

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Nỗi lo sạt lở của các hộ dân sống dưới chân núi Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) thường trực nhiều năm nay như được vơi bớt khi HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án (DA) Trồng cây tạo mảng xanh tại chân núi Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc.

Vơi bớt nỗi lo sạt lở
Di dời lồng cá trên sông Bồ

121 lồng cá trắm cỏ của 38 hộ dân thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) đang nuôi trên sông Bồ buộc phải di dời đến nơi khác và giảm lồng nuôi để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đây là quyết định của UBND huyện Quảng Điền cũng như theo phân tích của các sở, ngành liên quan, nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng phụ cận.

Di dời lồng cá trên sông Bồ

TIN MỚI

Return to top