ClockThứ Bảy, 24/06/2023 14:07

Đã bỏ tiền ra rồi lại còn nắm đằng chuôi

TTH - Mua nhà ở hình thành trong tương lai, thực chất là một cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) huy động vốn để phát triển dự án nhà ở.

Nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễnĐề xuất điều chỉnh chính sách nhà ở xã hội theo hướng tăng nhà cho thuê

leftcenterrightdel
 Nhà ở xã hội ở chung cư Xuân Phú

Theo quy định, để “bán được nhà trên giấy”, nhà đầu tư phải xây dựng xong phần móng. Khi công trình “trồi lên mặt đất” rồi thì nhà đầu tư được phép bán nhà.

Ở đây, nhà phát triển dự án chưa hẳn là nhà đầu tư mà chính là nhà “điều hành” để hình thành dự án. Bởi vì họ có bỏ vốn ra đâu (mà có bỏ ra thì cũng ở một tỷ lệ rất nhỏ so với công trình) mà gọi là nhà đầu tư? Nhà đầu tư ở đây chính là các hộ mua nhà. Sự “nhập nhằng” này đưa lại nhiều hệ lụy.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, có mấy hệ lụy như sau: nhiều dự án phát triển BĐS kiểu này không đủ điều kiện để cấp sổ hồng. Vì sao? Vì nhà đầu tư không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Ở đây người thiệt hại chính là người bỏ tiền ra mua nhà.

Đối với nền kinh tế, cách nào để huy động được vốn cho hoạt động kinh tế (đúng quy định) đều tốt. Tạo điều kiện cho DN có vốn để hoạt động càng tốt. Song, đồng thời với đó, quy định phải bảo vệ cho được quyền lợi của nhà đầu tư. Nhà đầu tư cụ thể trong trường hợp này là người mua nhà.

Những mắt xích liên quan ở đây chúng ta thấy có 3 chủ thể: Nhà nước (bên giao đất để phát triển dự án, Nhà nước vừa thực hiện chức năng phát triển nhà ở cho người dân vừa thu được quyền lợi tài chính) - DN (như trên đã nói là nhà điều hành để phát triển dự án) - người mua nhà (cũng là nhà đầu tư, ứng trước vốn cho DN thực hiện dự án). Mọi việc đều suôn sẻ thì không nói làm gì, nhưng nếu có một trục trặc nào đó thì ai sẽ là người chịu thiệt? Ví dụ như DN thực hiện dự án chậm tiến độ so với cam kết, không kịp thời thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (chẳng hạn) thì Nhà nước cũng không thiệt. Không trước thì sau Nhà nước cũng buộc DN thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nếu chậm nộp thì Nhà nước có chế tài là phạt DN, dù như Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết là tiền phạt thấp hơn lãi suất ngân hàng. DN có thiệt gì không? Cũng có vẻ như không. Thu được tiền ứng trước của người mua nhà là DN đã cầm đằng cán. Họ phát triển dự án đúng tiến độ như đã cam kết thì tốt. Nếu như chậm trễ thì họ có muôn ngàn lý do để biện minh. Ông Phớc còn cho biết, có nhiều DN ứng được tiền của người mua nhà rồi không chịu làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà lấy tiền để phát triển các dự án khác, tức là họ dùng tiền của người đầu tư trước “làm mồi” để thu tiếp tiền của người đầu tư tiếp theo. Với cách làm này có thể có rất nhiều dự án “bị treo” sổ đỏ. Đến đây thì chúng ta thấy, người bỏ tiền ra mua nhà là một nhu cầu chính đáng, hợp pháp, nhưng một khi rơi vào tình trạng này thì người bỏ tiền ra đầu tư trở thành “không hợp pháp”, tức là chưa được Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu.

Giờ thì phải làm sao để tránh tình trạng “tréo ngoe” này? Phải sửa quy định!

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, trước đây giao dự án cho DN rồi mới xác định nghĩa vụ tài chính. Giờ phải làm ngược lại. Thêm nữa, DN muốn được giao dự án phải chứng minh cho được năng lực tài chính.

Người mua nhà đã bỏ tiền ra mua thì Nhà nước cần có quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Ví dụ như có quy định buộc DN phải thực hiện đúng tiến độ dự án, đảm bảo chất lượng như đã cam kết. Nếu xâm phải quyền lợi của người mua nhà (cũng là nhà đầu tư) thì phải có nghĩa vụ đền bù. Làm thế nào để người dân tránh tình trạng “đã bỏ tiền ra rồi lại còn nắm đằng chuôi”.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: Đăng Tuyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top