ClockThứ Ba, 18/06/2019 09:01

Hậu quả “yêu” sớm trong giới trẻ

TTH - Nhiều đối tượng ‘‘yêu” nhau, quan hệ tình dục đồng thuận một thời gian dài, họ nghĩ đó là quan hệ nam nữ bình thường. Chỉ đến khi cơ quan điều tra vào cuộc khởi tố vụ án, khởi tố bị can họ mới hiểu được mình đã vi phạm pháp luật.

UNICEF: 115 triệu trẻ em trai trên toàn cầu kết hôn ở tuổi chưa thành niênTrẻ em & những nỗi lo từ phương tiện truyền thông xã hội

Mới đây, Cơ quan điều tra Công an huyện Phú Lộc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Rin (19 tuổi, trú tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) để làm rõ hành vi giao cấu với trẻ em. Rin khai, thông qua mạng xã hội y làm quen với em C, 14 tuổi trú cùng địa phương. Sau 2 tháng yêu nhau, Rin nhiều lần “làm chuyện người lớn” với C. Phát hiện C có biểu hiện bất thường, người nhà báo lên Công an huyện yêu cầu điều tra làm rõ. Theo Rin, do thiếu hiểu biết pháp luật và thấy C cao lớn nên cứ nghĩ… việc quan hệ tình dục nam nữ khi yêu nhau là chuyện thường. Chỉ khi, cơ quan điều tra làm việc, Rin mới biết rõ mình đã phạm tội giao cấu với trẻ em.

Trước đó, Công an TP. Huế đã điều tra làm rõ đối tượng Phan Văn Tuấn Phúc (21 tuổi, trú tại phường Thủy Xuân, TP. Huế) về hành vi giao cấu với trẻ em. Phúc khai: Khi gặp và làm quen với em Võ Thị P. N (dưới 16 tuổi, trú tại phường Phước Vĩnh, TP. Huế), dù Phúc đã có vợ nhưng cả hai vẫn nảy sinh quan hệ yêu đương. Đến khi phát hiện bản thân mang thai, em N kể lại cho bố mẹ biết mối quan hệ của mình với Phúc, sau đó gia đình em N đã viết đơn trình báo sự việc đến Cơ quan công an. Cũng như Rin, Phúc khai: Thấy N cao lớn nên “cứ nghĩ” việc yêu, quan hệ tình dục là… bình thường. Đây chỉ là một vài vụ việc điển hình về phạm tội giao cấu trẻ em trên địa bàn tỉnh được phát hiện và xử lý.

Qua một số vụ việc mà cơ quan điều tra làm rõ liên quan đến hành vi giao cấu với trẻ em cho thấy: Ngoài sự thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng vi phạm thì nguyên nhân cơ bản xuất phát từ bản thân, gia đình người bị hại. Nhiều bậc phụ huynh mặc dù con gái đã dậy thì nhưng vẫn thiếu sự quản lý, giáo dục trong quan hệ yêu đương. Đặc biệt đối với “yêu râu xanh” lọc lõi. Những lời dụ dỗ ngon ngọt cộng với quà tặng vật chất làm cho các em “sập bẫy”. Khi gia đình phát hiện thì mọi việc đã đi quá xa. Không ít phụ huynh phải làm ông bà ngoại “bất đắc dĩ”. Nhiều em, xuất phát hoàn cảnh bố mẹ bỏ nhau, gia đình khó khăn lại thích đua đòi, theo bạn bè nên “yêu sớm”. Cùng với tác động mạng xã hội, phim “đen” lan tràn đã kích thích các em tìm hiểu “chuyện người lớn”. Với nhận thức còn non nớt và đôi khi có phần lệch lạc nên việc nhiều em sa ngã là điều khó tránh khỏi.

Theo Thượng tá Trần Đăng Điền – Phó Trưởng Công an huyện Phú Lộc: Qua điều tra các vụ án liên quan giao cấu với trẻ em, chúng tôi thấy nhiều nạn nhân có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Từ việc không ai giáo dục, quản lý nên các em dễ bị dụ dỗ, sa ngã và lợi dụng. Đây là độ tuổi “nhạy cảm”, nhà trường, gia đình và xã hội cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục các em “vốn sống” cơ bản, nhất là trong quan hệ yêu đương nam nữ. Điều này, giúp các em bảo vệ được mình và trong nhiều trường hợp giúp cho “người yêu” tránh vòng lao lý.

Mới đây, tại TP.Huế, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp với Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNODC) tổ chức hội nghị triển khai quyết định số 8316/QĐ-BCA-C02 ngày 26-12-2018 của Bộ Công an về ban hành “Hướng dẫn công tác phòng ngừa nghiệp vụ, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi”.

Hội nghị thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân là do công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa tác động trực tiếp đến đối tượng cần tập trung tuyên truyền, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận thông tin, bất đồng ngôn ngữ nên nhận thức của người dân còn hạn chế.

Hiện nay, để đấu tranh và phòng ngừa hiệu quả hành vi xâm hại tình dục trẻ em nói chung cũng như tội giao cấu với trẻ em nói riêng thì hơn ai hết cần có sự chung tay của toàn xã hội.  Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là công tác quản lý, giáo dục từ nhà trường và gia đình. Cốt lõi nhất là làm sao để các em có ý thức tự phòng ngừa, phòng tránh.                                                 

An Nhiên – V. Thắng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm mới quần áo cũ

Làm mới quần áo đã qua sử dụng bằng các họa tiết thêu tay, hoặc đắp nổi những mẩu vải nhỏ tinh tế đang được nhiều bạn trẻ thích thú. Chỉ với vài đường kim mũi chỉ đơn giản nhưng đủ sức khiến cho một bộ đồ cũ bỗng trở nên độc lạ và cá tính, thu hút bao ánh mắt.

Làm mới quần áo cũ
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất
Lời cảnh tỉnh từ vụ án tổ chức mang thai hộ

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận các trường hợp phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại, giúp mang thai hộ cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con, ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác là vi phạm pháp luật hình sự và phải “ra trước vành móng ngựa”.

Lời cảnh tỉnh từ vụ án tổ chức mang thai hộ

TIN MỚI

Return to top