ClockThứ Bảy, 16/04/2022 06:30

Cần chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát

TTH - Công tác kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng phát hiện, ngăn ngừa các sai phạm từ cơ sở, song trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, hoạt động này chưa đáp ứng yêu cầu, có nơi, có lúc còn kẽ hở.

Chia sẻ giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sátUốn nắn những hạn chế, khuyết điểmNguyên Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách

UBKT Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng Quý I tại các cụm địa bàn ở 2 huyện Phú Lộc và Phú Vang. Ảnh: ubkttw.vn

Chưa sâu sát, kịp thời, chặt chẽ

Mới đây, tại kỳ họp 18 và 19, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy công bố một số sai phạm dẫn đến bị kỷ luật của một số tổ chức Đảng và đảng viên.

 Trong số các vi phạm có trường hợp kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Dương Văn Chính, Thị ủy viên, Phó Trưởng ban Dân vận Thị ủy Hương Thủy, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Thủy. Một trong các sai phạm của ông Dương Văn Chính là thiếu kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, để xảy ra những khuyết điểm, sai phạm trong việc tham mưu ban hành các quyết định phê duyệt và điều chỉnh một số phương án xây dựng trang trại, cải tạo đất trên địa bàn.

Một sai phạm khác liên quan đến ông Đỗ Văn Duy (đảng viên, công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường xã Dương Hòa, công chức biệt phái của Phòng Tài nguyên và Môi trường TX. Hương Thủy, nguyên công chức địa chính xã Thủy Bằng - TX. Hương Thủy – nay là TP. Huế), liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Theo nhận định của UBKT Tỉnh ủy, những vi phạm của ông Đỗ Văn Duy ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân; gây khó khăn đến công tác quản lý, điều hành của Nhà nước trên lĩnh vực quản lý đất đai, làm nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện trên địa bàn xã Thủy Bằng...

Dù sai phạm đã được phát hiện, nhưng bài học rút ra từ đây là vì sao, sai phạm chỉ được xem xét, kiểm tra khi có đơn thư tố cáo của người dân, cho thấy bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát. Đáng lưu ý, trước đó, năm 2012, ông Đỗ Văn Duy đã từng bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền do cố ý vi phạm trong việc tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng ông Duy vẫn tiếp tục tái phạm, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm. Đành rằng sai phạm tái diễn cho thấy bản thân ông Duy thiếu tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nhưng đồng thời cho thấy kẽ hở trong công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên trong quá trình công tác, chưa chặt chẽ, thiếu sâu sát, kịp thời...

Chủ động tự phát hiện, kịp thời xử lý

Thống kê của Thanh tra tỉnh cho thấy, năm 2021, toàn ngành thực hiện 96 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính; 848 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trên các lĩnh vực đời sống xã hội đối với 4.078 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm với tổng số tiền hơn 8,8 tỷ đồng và gần 1.447,5ha đất các loại; phát hiện 782 tổ chức, cá nhân có vi phạm với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng…

Kết quả là vậy nhưng trên thực tế, công tác thanh tra của tỉnh còn nhiều khó khăn. Áp lực, thách thức không nhỏ trước thực tế tình hình vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực; đặc biệt khiếu nại của công dân có xu hướng phát sinh nhiều hơn liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... trong khi hiệu quả thực hiện các kết luận thanh tra trên các lĩnh vực đất đai chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; thời gian khắc phục, xử lý các sai phạm về đất đai theo kết luận thanh tra tại một số đơn vị còn kéo dài; năng lực, trình độ và kỹ năng của một bộ phận tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Bà Lê Thị Liễu, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Thị ủy Hương Trà đánh giá, việc kiểm tra giám sát thường xuyên của Đảng ủy với các chi bộ, đảng viên giúp đánh giá đúng hơn tình hình hoạt động của cán bộ, đảng viên; phát huy ưu điểm, cách làm hay, kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức và hành động; giúp đối tượng được giám sát tự đánh giá được kết quả hoạt động của mình cũng như ưu điểm để phát huy, nhận ra những hạn chế, thiếu sót để khắc phục, phấn đấu vươn lên.

Tuy nhiên, dù được tăng cường, song việc giám sát khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm sau kết luận kiểm tra, thanh tra của cấp có thẩm quyền chưa được quan tâm đúng mức. Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, một số đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, để xảy ra vi phạm phải xử lý kỷ luật về mặt Đảng và cả xử lý bằng pháp luật. Từ những tồn tại, hạn chế này đã làm cho công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng có lúc, có việc chưa đủ sức răn đe, giáo dục, cảnh tỉnh, chưa trở thành công cụ hữu hiệu ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… trong một số cán bộ, đảng viên.

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát, ngoài bảo đảm thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, vấn đề chủ động tự phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu vi phạm đóng vai trò quan trọng. Điều này phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, năng lực, bản lĩnh của đội ngũ làm thanh tra; hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc trao đổi thông tin..., đòi hỏi việc hoàn thiện luật, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Năm 2025, ngành du lịch Huế tập trung hướng tới các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Mỹ, một số nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và sẽ đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách mạnh mẽ.

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

TIN MỚI

Return to top