ClockThứ Hai, 27/07/2020 21:24

Hỗ trợ giảm nghèo, chăm lo người có công

TTH - A Lưới là địa phương có số hộ người có công cách mạng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo cao nhất tỉnh. Tuy còn nhiều khó khăn, song các ban ngành chức năng của huyện đang nỗ lực để từng bước hỗ trợ giảm nghèo, chăm lo cho người có công.

Chăm lo cho người có công cách mạngThăm và tặng quà người có công với Cách mạng trên địa bàn huyện A Lưới

Bà Kăn A Lắc vui khi có cán bộ của xã đến thăm

Trở lại xã Hồng Bắc thăm bà Kăn A Lắc (sinh năm 1947) – một người có công cách mạng ở huyện A Lưới, mới hay căn nhà của bà đã được hỗ trợ sửa chữa. Bà Kăn A Lắc kể, từ quy định hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, năm 2018, bà được hỗ trợ một khoản kinh phí để sửa lại nhà. Ở tuổi 73, tuy không còn khả năng lao động nhưng niềm an ủi là các ban ngành chức năng và địa phương thường tới lui quan tâm. “Mỗi khi có các đoàn làm công tác xã hội lên A Lưới, địa phương đều giới thiệu tặng quà cho tôi”, bà Kăn A Lắc chia sẻ.

A Lưới là địa phương có số hộ nghèo có thành viên là người có công cách mạng chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh (gần 240 hộ, khoảng 62% so với toàn tỉnh). Tuy có chủ trương xóa nghèo cho hộ có công cách mạng thuộc diện hộ nghèo, nhưng trên thực tế, đó là vấn đề không dễ.

Ông Lê Ngọc Tĩnh, Phó Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện A Lưới trăn trở, đa phần những người có công cách mạng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ở A Lưới đều đã lớn tuổi, không còn khả năng lao động hoặc ở với con cháu cũng thuộc diện hộ nghèo. Vì không đủ sức lao động, nhiều trường hợp lại hay ốm đau nên việc hỗ trợ cây, con giống, vốn và phương thức sản xuất không mang lại hiệu quả, vì thế ngành chức năng của A Lưới chuyển hướng, tìm giải pháp để chăm lo cho người có công, hỗ trợ giảm nghèo cho những trường hợp đủ điều kiện.

Theo đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện A Lưới, huyện tạm chia người có công theo 3 trường hợp để hỗ trợ, chăm lo. Đối với những trường hợp sống một mình thì vận động các tổ chức thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, đồng thời ưu tiên giới thiệu với các tổ chức thiện nguyện để hỗ trợ. Với những trường hợp sống chung với con cháu đến tuổi lao động, ngành chức năng giới thiệu và tạo điều kiện để con cháu họ học nghề, đi làm tại các doanh nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động, qua đó từng bước giảm nghèo. Những trường hợp người có công sống chung với cháu không có ba mẹ ở cùng hoặc mồ côi cha mẹ, ngành chức năng và địa phương cũng tìm thêm các nguồn hỗ trợ, các chính sách ưu tiên phù hợp.

Bên cạnh hỗ trợ sản xuất để nâng cao thu nhập với những trường hợp có điều kiện, khả năng lao động, huyện A Lưới đang tìm các giải pháp tập trung hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc đối tượng người có công tiếp cận các dịch vụ xã hội về nước sạch, y tế, nhà ở… Đại diện lãnh đạo huyện A Lưới cho biết, thông qua quỹ Đền ơn đáp nghĩa và nhiều nguồn vận động khác, hằng năm tại huyện khởi công, xây dựng nhà cho khoảng 3 - 4 trường hợp, ưu tiên nhiều hơn cho các gia đình có công thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Chị Hồ Thị Thiệp, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã Hồng Bắc thông tin, từ xã đến thôn đặt ra nhiệm vụ cần quan tâm nhiều hơn các đối tượng có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương. Trong trường hợp các gia đình được hỗ trợ một khoản kinh phí để xây dựng, sửa chữa nhà, xã và thôn vận động người dân địa phương góp công, hỗ trợ giúp các gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sớm có nhà mới.

Theo lãnh đạo UBND huyện A Lưới, thời gian tới, sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về trách nhiệm trong việc giúp đỡ hộ chính sách người có công, nhất là các gia đình chính sách người có công thuộc diện hộ nghèo, vận động thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huy động Quỹ "Vì người nghèo". Bên cạnh đó, sẽ tìm kiếm, học hỏi kinh nghiệm những mô hình hay nhằm áp dụng, “xóa nghèo” cho hộ có công cách mạng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

Ngày 31/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công từ nguồn vốn sự nghiệp cho hoạt động khuyến công tỉnh năm 2024 tại địa bàn huyện Quảng Điền.

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Sáng 29/12, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, thăm Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; tặng quà người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn TP. Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

TIN MỚI

Return to top