ClockThứ Bảy, 07/08/2021 06:45

Cơ hội việc làm cho lao động mất việc

TTH - Hàng chục nghìn lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 hoặc phải trở về từ vùng có dịch đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Trước tình hình này, tỉnh và nhiều DN đang “sống tốt” sẵn sàng mời gọi, giải quyết việc làm, giúp họ sớm ổn định cuộc sống ở quê nhà.

Công ty Scavi Huế đầu tư 85 tỷ đồng xây dựng nhà máy may thứ 4Trải nghiệm cùng “chuyến xe công đoàn”

Công ty Scavi Huế sẵn sàng giải quyết việc làm và hỗ trợ chính sách đặc biệt đối với lao động trong ngành may hồi hương và lao động tại địa phương

Mời gọi lao động “hồi hương” và tại chỗ

“Đồng hành với chính quyền Thừa Thiên Huế trong công cuộc đón người dân ngoại tỉnh trở về quê nhà, Công ty Scavi Huế mong muốn được chung tay san sẻ những khó khăn của các thành viên ngành may mặc ở xa quê nay quyết định trở về quê hương lập nghiệp bằng việc áp dụng các chính sách hỗ trợ đối với lao động may có tay nghề đã sinh sống và làm việc tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước nay trở về Thừa Thiên Huế và vào làm việc tại Công ty Scavi Huế...” là một đoạn trong thư ngỏ của Tập đoàn Scavi, Công ty Scavi Huế tại KCN Phong Điền gửi đến toàn bộ lao động ngành may đang và sẽ trở về Huế.

Thư ngỏ của công ty được phát đi vào ngày 2/8 với nội dung sẵn sàng hỗ trợ người lao động đang làm ăn, sinh sống ở ngoại tỉnh trở về có công việc, tương lai ổn định tại quê nhà. Để thu hút lao động vào làm việc tại công ty, đơn vị quyết định áp dụng một số cơ chế hỗ trợ hấp dẫn, gồm: hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm PCR trước khi vào làm việc tại Scavi Huế; hỗ trợ nóng 5 triệu đồng đối với công nhân may có tay nghề ký hợp đồng lao động chính thức với công ty nhằm giúp ổn định cuộc sống ban đầu; áp dụng chính sách đánh giá tay nghề linh hoạt, ký hợp đồng chính thức và áp dụng mức lương cao tương đương với bậc tay nghề. Công ty Scavi Huế cũng thưởng thêm 3 triệu đồng cộng vào khoản thưởng lương “tháng 13” năm 2021, nhằm hỗ trợ người lao động đón tết sum vầy.

 Anh Nguyễn Văn Vĩnh, quê Phong An (Phong Điền) là công nhân ngành may ở TP. Hồ Chí Minh vừa ra Huế “tránh dịch” và đang ở khu cách ly sau khi đọc được thông tin tuyển dụng lao động này của Công ty Scavi Huế khá vui mừng, vì không phải xa quê và có được việc làm, thu nhập ổn định sau khi hoàn thành cách ly.

Công ty Scavi Huế sẵn sàng giải quyết việc làm và hỗ trợ chính sách đặc biệt đối với lao động trong ngành may hồi hương và lao động tại địa phương

Đại diện Công ty Scavi Huế cho biết, các nhà máy của công ty tại KCN Phong Điền có quy mô khoảng 8.000 vị trí việc làm. Hiện, số lượng công nhân của công ty khoảng 7.000 người, nên đơn vị cần tuyển thêm khoảng 1.000 lao động để đáp ứng dây chuyền sản xuất. Khoảng cuối năm 2021, Công ty Scavi Huế sẽ khởi công xây dựng khu nhà máy may tiếp theo tại xã Quảng Vinh (Quảng Điền) và dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 4/2022, với tổng số lao động cần tuyển dụng là 8.400 người. Đây là cơ hội để người lao động trên địa bàn tỉnh và những người trở về quê hương do ảnh hưởng của dịch COVID-19 có việc làm ổn định.

 Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ đầu đợt dịch lần thứ 4 đến nay, toàn tỉnh có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) dừng hoạt động; 7.504/92.130 lao động bị dừng việc làm, mất việc làm. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế, Khu công nghiệp tỉnh, các DN hoạt động tại các KCN, khu kinh tế cơ bản duy trì hoạt động. Số người lao động mất việc, giảm việc không đáng kể.

 Kết nối cung - cầu lao động

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tiếp nhận, giải quyết 5.182 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp từ người lao động, với tổng số tiền 74,6 tỷ đồng. Có 322 lao động được hỗ trợ học nghề theo diện lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đối với lao động là người địa phương đang làm việc ngoại tỉnh, theo thống kê của Sở LĐTB&XH, hiện có khoảng 95.365 người; trong đó, tại 18 tỉnh, thành phía nam là 56.021 người. Riêng ở TP. Hồ Chí Minh là 50.566 người. Trong số này, có hơn 31.000 người lao động có giao kết hợp đồng lao động.

Tính đến hết ngày 5/8, trên địa bàn toàn tỉnh có 15.846 trường hợp đang cách ly tại các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung và nơi lưu trú. Trong số này phần nhiều là lao động đang làm việc tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam hồi hương. Ngoài ra, từ ngày 28/4 đến nay, đã có 35.422 người từ các tỉnh, thành phố có dịch trở về không thuộc diện cách ly tập trung.

Theo ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, hiện nay, ngoài Công ty Scavi Huế, còn có nhiều DN may mặc lớn trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động, như: Công ty dệt may Thiên An Phú, Phú Hòa An, HBI, Jointwell Việt Nam… Để kết nối cung cầu lao động, thời gian qua, bằng nhiều hình thức, kênh thông tin, trung tâm đã kết nối cung cầu lao động, tìm kiếm, giới thiệu nhiều vị trí việc làm.

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành nghề, mà “ngấm” trực tiếp là người lao động, DN. Việc tạo việc làm, ổn định sinh kế cho người dân nói chung, đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nói riêng đang là mối quan tâm bức bách. Đới với lao động trở về từ các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, bên cạnh thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương nghiên cứu những giải pháp hữu hiệu nhất để tạo việc làm cho người lao động có nhu cầu ở lại làm việc tại quê hương. Ngành LĐTB&XH phối hợp với các địa phương trên địa bàn rà soát, thống kê số lượng, ngành nghề, trình độ tay nghề đối với lao động làm việc từ ngoại tỉnh trở về; đồng thời nắm thông tin nhu cầu tuyển dụng của các DN trên địa bàn để kết nối đơn vị tuyển dụng với người lao động, nhằm giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

 Đối với lực lượng lao động tự do, lao động mong muốn chuyển đổi ngành nghề, tỉnh cũng sẽ vận dụng tối đa các chính sách hiện có, trong đó bao gồm Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ người lao động học nghề, nâng cao tay nghề để sớm quay lại thị trường lao động.

Bài, ảnh: MINH THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức

TIN MỚI

Return to top