ClockThứ Năm, 20/08/2020 14:38

Phối hợp giải quyết, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

TTH - Đó là khẳng định của ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB &XH) đối với việc chi trả hỗ trợ người bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Cùng chung tay vì một cuộc sống an toànNhà nước chi trả các chi phí liên quanMỗi gia đình là một “pháo đài” chống dịch

Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông Trần Căng, trú tại 38/68 Nguyễn Hữu Dật, phường Hương Long, TP. Huế về việc 2 vợ chồng ông vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ (nhóm đối tượng hộ kinh doanh bị mất thu nhập).

Ông Căng trình bày, ông là người bán hàng rong (bán kem). Mỗi ngày, trừ các khoản chi phí, ông thu nhập từ 150 đến 200 ngàn đồng. Tháng 4/2020, UBND phường Hương Long thông báo dừng các hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy, ông mất khoản thu nhập này. Tương tự, vợ ông là Hồ Thị Toan, bán xôi các loại cũng bị mất thu nhập. Mặc dù, ông và vợ ông đã làm các thủ tục khai báo với tổ trưởng dân phố, nhưng đến nay chưa được nhận hỗ trợ.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, phường Hương Long (TP. Huế) đã chi trả đợt đầu cho 186 trường hợp là người có công với cách mạng, người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; đợt 2, có danh sách 478 trường hợp là lao động mất thu nhập, được hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, do ảnh hưởng dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong danh sách này, có người thiếu giấy CMND, có người địa chỉ thiếu,  hoặc sai, có người thiếu thông tin các khoản mất thu nhập… nên UBND TP. Huế đã trả lại danh sách, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Vì vậy, đến nay 478 người này vẫn chưa nhận được khoản hỗ trợ.

Thống kê của Sở LĐTBXH, đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho 24.830 trường hợp với tổng số tiền gần 25 tỷ đồng. Trong đó, đối tượng người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động là 163 người, hộ kinh doanh mất thu nhập là 886 người, người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là 33 người, người lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động 23.748 người. Tính đến ngày 13/8, số lượng người được chi trả là 21.406 trường hợp với số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thắng Vinh, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Long cho biết, đối với trường hợp ông Trần Căng là một trong những hộ dân mất thu nhập do dịch COVID-19 nằm trong danh sách 478 trường hợp được hỗ trợ. Riêng Hồ Thị Toan (vợ ông Căng) là hộ kinh doanh xôi bắp, bắp trái (ship tận nhà), có thu nhập trong tháng dịch. Vì vậy, Hội đồng xét duyệt đã không xét duyệt đưa bà Toan vào danh sách được hỗ trợ.

Trước đó, Báo Thừa Thiên Huế cũng đã trả lời đơn thư phản ánh của bà Ngô Thị Thảo (trú tại 143 Phan Bội Châu, phường Trường An, TP .Huế) và bà Nguyễn Thị Thúy (trú tại kiệt 40 Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ, TP. Huế). Theo đó, các bà này (đối tượng bán vé số) đều nằm trong danh sách hỗ trợ do bị ảnh hưởng dịch COVID-19 và đang được địa phương hoàn thiện các thủ tục để chi trả.

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐ- TB &XH tỉnh cho rằng, đối với các đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xã, phường lập danh sách, niêm yết công khai và có sự giám sát của mặt trận và các đoàn thể. Sau đó, lập tờ trình trình UBND cấp huyện, thành phố. UBND cấp huyện, thành phố sau khi rà soát làm tờ trình trình UBND tỉnh, thông qua Sở LĐTBXH. Sau khi ra soát, đối chiếu theo danh sách UBND huyện, thành phố gửi lên, Sở LĐTBXH sẽ là cơ quan tham mưu trình UBND tỉnh ra quyết định hỗ trợ. Đối với các trường hợp có đơn thư phản ánh, chúng tôi sẽ phối hợp với các địa phương để giải quyết triệt để, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, hướng đến sự công khai, minh bạch trong chi trả hỗ trợ người bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân

Sau khi sáp nhập, diện tích và quy mô dân số huyện Phú Lộc được mở rộng. Chính quyền địa phương, các phòng, ban, đơn vị liên quan tập trung nhiều giải pháp để quản lý tốt địa bàn, giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho người dân.

Quản lý tốt địa bàn, giải quyết các thủ tục cho người dân
Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Ngày 27/12, một người dân (ông V.) ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) đã tự nguyện giao nộp vũ khí cho lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây.

Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

TIN MỚI

Return to top