ClockThứ Bảy, 04/07/2020 06:45

Giải pháp hạn chế bụi cho người dân thôn Sơn Quả

TTH - Đường dây nóng Báo Thừa Thiên Huế vừa nhận được phản ánh của người dân thôn Sơn Quả (Phong Sơn, Phong Điền) về việc xe chuyên chở đất từ đập Trại ra Tỉnh lộ 11B ảnh hưởng đến môi trường, làm hư hỏng đường thôn...

Mất an toàn giao thông trên Tỉnh lộ 11BNhiều vùng ở Phong Sơn vẫn bị chia cắt

Khu vực nạo vét đập trại, thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền

Ông N.T, người dân thôn Sơn Quả, xã Phong Sơn cho biết, hàng ngày trên tuyến đường này có trên dưới 100 lượt xe lưu thông qua lại từ sáng cho đến tối. Để hạn chế bụi, ô nhiễm không khí, đơn vị chuyên chở đất đã tưới nước đoạn đường này với tần suất 6 đến 7 lần/ngày; song, vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân về bụi, tiếng ồn…

“Việc thi công đập Trại để tích nước, chống hạn cho sản xuất nông nghiệp của thôn rất hữu ích. Vì vậy, người dân chịu ảnh hưởng một tí không sao; tuy nhiên, về đường đi của thôn, lượng xe chạy nhiều sẽ làm hư hỏng. Chúng tôi mong đơn vị thi công sớm hoàn thành công trình và sửa chữa lại đường đi cho dân sau khi kết thúc công trình”. Ông T. nói thêm.

Công trình nạo vét hồ đập Trại và hồ Sen do UBND xã Phong Sơn làm chủ đầu tư. Trong đó, nạo vét hồ đập Trại với diện tích 4,55ha, hồ Sen với diện tích 4,31ha. Độ sâu trung bình của 2 hồ là 0,49m. Mục đích nạo vét 2 hồ nhằm tăng dung tích dự trữ nguồn nước để chủ động tưới, chống hạn cho hơn 90ha đất sản xuất nông nghiệp của HTX Tây Sơn; đồng thời phục vụ công tác phòng, chữa cháy rừng trong khu vực. Công trình đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 10763/2016/QĐ-UBND ngày 5/12/2016 và Quyết định điều chỉnh số 2264/QĐ-UBND ngày 18/7/2019.

Ngày 30/8/2019,UBND tỉnh ban hành Giấy phép khai thác khoáng sản số 52/QĐ-UBND cho phép UBND xã Phong Sơn khai thác, vận chuyển đất làm vật liệu san lấp trong quá trình nạo vét lòng hồ đập Trại và hồ Sen bằng phương pháp lộ thiên.

Tổng khối lượng đất được khai thác và vận chuyển ra ngoài là 42.971m3. Đơn vị thi công là HTX sản xuất, thương mại và dịch vụ Sông Bồ. Theo đó, đầu tháng 5/2020, đơn vị thi công đã triển khai nạo vét, đưa đất ra san lấp tại chợ Phong Sơn, các trường học, nhà văn hóa cộng đồng, lề các tuyến đường trục các thôn, nền các vị trí quy hoạch đấu giá đất của xã và một số công trình ở các xã, huyện khác…

Ông Đỗ Văn Thành, người quản lý thi công công trình nói, để đảm bảo vệ sinh môi trường, tất cả các xe chở đất đều chở không quá khối lượng quy định. Hàng ngày đơn vị thuê tưới nước 6 đến 7 chuyến với kinh phí 1 triệu đồng. Vì vậy, ít gây bụi ở khu dân cư, chỉ bụi ở khu vực từ đập Trại ra đường bê tông (đây là khu vực trồng cây và mồ mả của người dân).

Theo quan sát của chúng tôi, khu vực xe chuyên chở đất gây bụi, ô nhiễm môi trường nằm ở con đường đất, ngoài khu vực dân cư. Ở con đường bê tông, nơi có dân cư sinh sống đã được đơn vị thi công tưới nước, nhằm tránh bụi, ô nhiễm. Thời điểm chúng tôi về khu dân cư, không phát hiện nhiều bụi do xe chở đất gây ra.

Ông Trịnh Xuân Nhân, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết, đối với việc thi công công trình nạo vét đập Trại, hồ Sen và chuyên chở đất ra khỏi khu vực, UBND xã thường xuyên giám sát, không cho đơn vị thi công khai thác quá sớm và đêm tối, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; đồng thời phải tuân thủ các quy định trong quá trình khai thác. Ngày 15/5, qua giám sát, phát hiện đơn vị thi công khai thác quá độ sâu theo quy định và đã lập biên bản, ngừng thi công 3 ngày và buộc khắc phục lại chỗ khai thác vượt độ sâu cho phép.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát nghiêm về thời gian, độ sâu trong quá trình khai thác của đơn vị thi công, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bà con trong khu vực. Riêng việc xe chuyên chở đất, nếu gây hư hỏng đường dân sinh sẽ yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa, khắc phục”. Ông Nhân khẳng định.

Bài, ảnh: HẢI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

TIN MỚI

Return to top