ClockThứ Bảy, 15/06/2019 06:42

“Có cách nào giúp vợ tôi được sống không...”

TTH - Nhà người cựu chiến binh ấy ở tổ 1, khu vực 1, phường An Hoà, TP. Huế. Chúng tôi không khó khi tìm nhà, vì hỏi ai cũng biết vanh vách hoàn cảnh gia đình ông. Ông là cựu chiến binh Nguyễn Văn Đính.

Hoàn cảnh đáng thương của mệ BảyĐiểm tựa cho người nghèoHễ khỏe là cháu đòi đi học

Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ; do nằm sát ngay đường sắt nên câu chuyện của chúng tôi bị đứt đoạn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua… Thấy chúng tôi chăm chú nhìn tấm ảnh người quân nhân treo trên tường, ông tự hào: Tui đó, năm 1968 tui tham gia vào lực lượng vũ trang, thuộc Sư đoàn 324B Quân khu 4. Ông giải thích, đây là vùng giáp ranh, tui hồi đó 20 tuổi, học chậm nên học xong là lên rừng…

Ngày trở về quê, ông mang quân hàm trung sĩ. Ông kể lý do rời quân ngũ vì yếu sức khoẻ, bị thoái hoá đốt sống sớm, nay đã thành thoát vị đĩa đệm, lại thêm tim (bị động mạch vành, hẹp RCA, xơ vữa LAD)... Vợ ông, bà là Lê Thị Tằm (sinh năm 1953) người cùng quê đã cùng ông vun vén hạnh phúc khi ông là anh lính phục viên. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, chăm lo con cái. Ngặt nỗi, sức khoẻ bà ngày một tệ, rồi bà bị phát hiện có bệnh tim, chỉ còn phụ giúp chồng việc vặt, mọi gánh nặng gia đình đều đặt lên vai ông. Họ có với nhau 4 người con, nhưng tất cả đều học hành không tới nơi tới chốn, không bằng cấp, nghề nghiệp. Ruộng ít, để kiếm sống, các con ông đứa làm thuê, đứa mua ve chai… với thu nhập phập phù theo ngày nắng ngày mưa, nuôi thân, nuôi con còn chưa dư giả, mong gì giúp cha mẹ...

Cách nay 7 năm, bệnh bà phát nặng phải thay van tim với chi phí quá cao. Thương vợ, ông dùng hết vốn liếng tích cóp cả đời, cộng thêm vay mượn mới thực hiện được ca phẫu thuật tim cho bà. Nợ cũ chưa hết, nợ mới lại chồng chất. Gần đây bà mệt nặng, lên bệnh viện thì bác sĩ nói phải phẫu thuật đặt lại máy trợ tim cho bà với kinh phí gần 120 triệu đồng. Ông lại tính toán, cóp nhặt, vay mượn, huy động con cái mới được phân nửa… mà sức bà ngày một yếu.

Ngồi tiếp chuyện chúng tôi, đôi mắt ông đượm buồn nhìn mấy đứa cháu nội, ngoại còn nhỏ xíu chơi trong sân. “Có cách nào giúp cho vợ tôi được sống không anh, chị ?”

Hiện bà Lê Thị Tằm đang nằm tại phòng 104 Khoa Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế.

Trên đường về chúng tôi cứ ám ảnh bởi đôi mắt rớm lệ của người lính già... Đưa thông tin này, rất mong sẽ nhận được những sự trợ giúp của mọi người...

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về theo địa chỉ của gia đình ông trong bài hoặc: Quỹ Sen Xanh, Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0914078282; số tài khoản: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Trường An (ghi hỗ trợ bà Lê Thị Tằm, phường An Hòa, TP. Huế)

Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bài 2: Thay đổi để thích ứng

Để lý giải cho câu chuyện vì sao quy mô doanh nghiệp (DN) trên địa bàn vẫn còn khiêm tốn thì cần nhìn lại đâu là những rào cản mà DN đang đối mặt.

Bài 2 Thay đổi để thích ứng
Những cách làm ý nghĩa

Hoạt động sẻ chia, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn vươn lên trong cuộc sống của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Vỹ Dạ, quận Thuận Hóa đã góp phần vào công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.

Những cách làm ý nghĩa
Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 15 xuất viện

Ngày 24/3, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, lãnh đạo BV vừa tặng hoa và chúc mừng bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 15 và (ca ghép tim thứ 16) hồi phục sức khỏe, trở về bên gia đình.

Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 15 xuất viện
Cái khó ló cái khôn

Đa phần sinh viên (SV) Đại học Huế đều đến từ miền Trung, có hoàn cảnh khó khăn. Vậy nên, nhiều SV phải vừa học vừa làm để kiếm thu nhập trang trải tiền thuê trọ và chi phí sinh hoạt. Mỗi em chọn cho mình một việc làm thêm khác nhau, nhưng có một điểm chung là cố gắng học tập, rèn luyện tốt.

Cái khó ló cái khôn

TIN MỚI

Return to top