ClockThứ Năm, 09/11/2023 06:33
GIÁO DỤC Ý THỨC AN TOÀN GIAO THÔNG:

Cần biện pháp cụ thể, sát thực tế

TTH - Phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hiện nay phần nhiều dễ bắt gặp ở giới trẻ, học sinh. Đây là thực trạng chung đáng lo không riêng ở tỉnh, thành nào.

Trên 95% số học sinh tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về pháp luật cho học sinh, sinh viên Không chỉ là chuyện chiếc mũ bảo hiểm…Học sinh tham gia truyền thông về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường

 Gia đình, nhà trường, xã hội cần trang bị kiến thức ATGT cho học sinh

Hiện nay mỗi ngày ra đường với công việc, bản thân tôi không khó để bắt gặp các thanh thiếu niên đi xe dàn hàng ngang, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không đội mũ bảo hiểm, chở nhau vượt quá số người quy định... Nhiều em mặc áo đồng phục của các trường THPT, vẫn điều khiển xe máy dung tích trên 50cm3. Nhiều em học sinh THCS nhưng vẫn điều khiển xe máy dung tích dưới 50cm3, điều khiển xe máy điện (theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ, người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mới được phép điều khiển xe máy có dung tích dưới 50cm3, kể cả xe máy điện)…

Ngẫm lại cũng thấy ở mỗi địa phương, dù lớn hay nhỏ, tai nạn giao thông (TNGT) bao giờ cũng là mối bận tâm của ban, ngành chức năng và người dân. Trong số vụ TNGT xảy ra, lứa tuổi thanh thiếu niên đã dính đến không ít. Mỗi vụ có mỗi nguyên nhân nhưng cuối cùng đều để lại những hậu quả buồn. Điển hình mới đây vào sáng 31/10 tại nút giao giữa Tỉnh lộ (TL) 10A với TL28 ở địa bàn Phú Mỹ, Phú Vang đã xảy ra vụ TNGT giữa học sinh lớp 8 đi xe đạp điện va chạm với xe tải BKS 75H-000.47. Hậu quả em học sinh đã tử vong. Những ngày này lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân nhưng mọi chuyện của em học sinh đã khép lại, để lại bao nỗi tiếc thương, xót xa của người thân, gia đình.

Chúng tôi cũng từng chứng kiến nhiều trường hợp như trên, khi TNGT xảy ra nếu may mắn nhẹ thì cũng phải thuốc men, gia đình chăm sóc, mất một thời gian dài mới hồi phục, ảnh hưởng đến học tập của các em. Còn nặng hơn để lại di chứng, tổn thương về tâm lý, tinh thần…

Mới đây, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự ATGT do Ủy ban ATGT quốc gia tổ chức, câu chuyện làm “nóng” các điểm cầu là thực trạng học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm vẫn điều khiển xe máy, xe đạp điện. Vấn đề được bàn, thảo luận không nằm ngoài mục tiêu bảo vệ thanh thiếu niên tránh những vụ TNGT, tránh hệ lụy buồn.

Có đại biểu dự hội nghị cho rằng, truyền thụ, giáo dục pháp luật ATGT cho học sinh cần chiến lược dài hơn. Hãy tập trung cho thế hệ tương lai từ bây giờ, để 5-7 năm sau, các em lớn lên sẽ trở thành công dân biết tuân thủ quy tắc an toàn khi tham gia giao thông.

Phân tích, mổ xẻ, nguyên nhân giới trẻ, học sinh vi phạm pháp luật ATGT hiện nay trước hết là do chính các bậc làm cha mẹ đã nuông chiều con mình. Không ít trường hợp suy nghĩ giao xe cho con đi lại, để bản thân mình khỏi vất vả đưa đón. Có nhiều phụ huynh chở con mà vẫn vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, gây phản tác dụng giáo dục ATGT mà nhà trường, cộng đồng nhọc công truyền đạt cho các em.

Nhiều em chưa ý thức được nguy cơ tiềm ẩn gây TNGT khi bản thân chưa trang bị kỹ năng lái xe an toàn, cộng thêm suy nghĩ bồng bột, hiếu thắng để rồi điều khiển phương tiện chạy với tốc độ cao, lấn làn, lạng lách...

Một thành viên của Ban ATGT cấp huyện khi phối hợp tổ chức tuyên truyền ATGT cho học sinh lứa tuổi THPT dịp đầu năm học vừa qua kể, có một học sinh khi được hỏi đã trả lời, đi xe máy trên 50cm3 sẽ nhanh hơn và oai trước mắt bạn bè mặc dù biết như thế là sai, rồi bản thân cũng chưa nắm kỹ năng lái xe an toàn.

Để chấn chỉnh và đưa giáo dục ATGT trong học đường dần đi vào nền nếp, Ban ATGT tỉnh đã yêu cầu Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, trường học phải tăng cường kiểm tra; kiên quyết xử lý học sinh, thầy cô giáo vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Rà soát các điểm trông giữ xe; liên lạc với phụ huynh để phản ánh vi phạm của con em.

Sẽ tốt và hiệu quả hơn khi đưa việc chấp hành pháp luật về ATGT là một tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh; đưa công tác giáo dục ATGT trong trường học thành nội dung đánh giá thi đua từng năm học đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và các Phòng GD&ĐT. Tiếp tục việc tổ chức ký giao ước giữa nhà trường, cơ sở giáo dục với công an địa phương về chấp hành pháp luật về ATGT...

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

TIN MỚI

Return to top