ClockChủ Nhật, 22/03/2020 14:54

Ứng xử nhân văn

TTH - Nhìn chỗ nào cũng thấy ảnh hưởng của dịch COVID 19 – sản xuất, kinh doanh buôn bán, du lịch, xuất nhập khẩu, điện, vận tải…

Phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn và công nghệ caoNâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ nông dân

Với một nền kinh tế đến 97-98% doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hàng chục triệu hộ kinh doanh cá thể, cho nên có thể nói, khu vực này bị ảnh hưởng nhiều nhất, diện rộng nhất. Một cô bán rau ở chợ, một o bán cá, mẹ bán cơm… kiếm sống qua ngày, giờ ít người đi chợ, kiếm được đồng tiền khó hơn. Người có nguồn lực tài chính mạnh có sức “đề kháng” mạnh hơn những người có nguồn lực tài chính yếu. Nói cách khác là những người có nguồn lực tài chính yếu, người thu nhập thấp, người nghèo dễ bị tổn thương hơn.

Chúng ta nhìn vài khu vực kinh tế trong nhóm “làm ăn nhỏ lẻ” thử bị ảnh hưởng như thế nào.

Như trên đã nói, những người làm ăn buôn bán nhỏ có vẻ như ảnh hưởng nghiêm trọng. Đi một vòng quanh thành phố, đến các chợ… chúng ta thấy sức cầu giảm hẳn. Có nhiều hàng quán, cửa hàng cửa hiệu đóng luôn cửa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kinh doanh buôn bán khó khăn hơn. Nhưng khó khăn nhất, thiệt hại nhiều nhất có lẽ là những người vay mượn thêm, thuê mặt bằng để kinh doanh buôn bán. Ai dính đến hai yếu tố này trong thời điểm hiện tại, coi như ngồi trên đống lửa. Mọi tính toán để cân bằng tài chính sai lệch. Cán bộ của một ngân hàng kể rằng: một công ty vay ngân hàng của anh ta đang làm việc khoản 8 tỷ đồng để kinh doanh nhà hàng và đặc sản Huế. Trước đây làm ăn ngon lành nhưng từ khi có dịch, coi như chịu, không cách nào trả được lãi chứ chưa nói gì gốc. Ngân hàng đang tính toán giải pháp, giảm lãi suất, giãn nợ như thế nào cho phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp. Ở đây chúng ta thấy không chỉ doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Nhưng trong sự ảnh hưởng này, chúng ta thấy một sự hợp tác để cùng vượt qua khó khăn.

Ngành kinh doanh ăn uống là một ngành đưa lại biên lợi nhuận khá cao. Vì vậy, ngày càng có nhiều người đầu tư vào đây. Chúng ta thấy nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán bar mở ra ngày càng nhiều. Vì cạnh tranh nên cái ra đời sau thường lớn hơn cái trước, đẹp hơn cái trước, đầu tư nhiều tiền hơn cái trước. Có không ít nhà hàng phải thuê đất, vay tiền của ngân hàng, thuê mướn nhiều nhân viên… trước tình hình dịch bệnh đã tự động đóng cửa. Nếu duy trì cũng không có khách. Nếu khách ít, càng hoạt động thì càng đội thêm chi phí. Không ít người ở Huế đang mắc kẹt trong tình trạng này. Nói chung thời buổi này, những người đi vay, thuê mặt bằng để kinh doanh buôn bán là những người gặp rất nhiều khó khăn. Chính ở điểm này mới cần sự chia sẻ.

Anh bạn tôi kể một câu chuyện, bạn của anh là người Hà Nội đầu tư một biệt thự ở phố cổ Hội An để kinh doanh du lịch. Đầu tư xong anh cho một đơn vị khác thuê lại để kinh doanh dài hạn. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, người thuê gặp rất nhiều khó khăn, thế là anh miễn luôn tiền cho thuê trong vài tháng tới. Được cái tiền của anh đầu tư là tiền nhàn rỗi chứ không phải tiền vay nên không tạo ra nhiều áp lực về tài chính. Đây là cách để chia quyền lợi giữa các bên. Biết đâu cách ứng xử này là khởi đầu cho một sự hợp tác về sau tốt đẹp hơn, bền vững hơn.

Câu chuyện trên có thể là một khơi gợi để trở thành một hành động của xã hội. Ở đây, ngân hàng cho vay vốn, người có mặt bằng cho thuê mặt bằng, cơ sở vật chất… có lẽ cũng nên chia sẻ những khó khăn mà đối tác gặp phải. Rất cần sự chia sẻ trong thời điểm hiện tại, trong chừng mực có thể. Nếu làm tốt điều này, có lẽ trên cả nước có đến hàng triệu hoặc là hàng chục triệu cuộc thương lượng chia sẻ khó khăn thành công. Nó hun đúc thêm một tố chất nữa của người Việt – đã kinh doanh nhưng chưa hẳn đồng tiền là tối thượng. Đó cũng là ứng xử nhân văn của người Việt Nam chúng ta!

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top