ClockThứ Bảy, 03/02/2018 14:52

Sớm chấn chỉnh tình trạng máy cày kéo rơ moóc chở hàng

TTH - Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Phong Điền liên tục bắt gặp hình ảnh xe máy cày kéo rơ moóc vô tư hoạt động trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và ở các tuyến đường liên thôn, liên xã. Có xe còn liều lĩnh chạy ngược chiều trên tuyến Quốc lộ 1A gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.

Mất an toàn giao thông qua trung tâm xã Bình ĐiềnTiềm ẩn nguy cơ tai nạnTái diễn tình trạng mất an toàn

Xe máy cày kéo rờ moóc ngang nhiên hoạt động trên Tỉnh lộ 9 huyện Phong Điền

Ông Nguyễn Quang Hùng, một người dân xã Phong An cho biết, xe máy cày kéo rờ moóc xuất hiện nhiều ở Phong Điền khoảng hơn hai năm trở lại đây. Ban đầu chỉ là các hộ sở hữu máy cày để phục vụ nông nghiệp, thời gian rảnh rỗi sau mùa vụ thì họ tranh thủ vận chuyển gỗ tràm và một số mặt hàng nông sản để kiếm thêm thu nhập. Gần đây, do nhu cầu vận chuyển của người dân tăng cao, nhất là ở những khu vực đường hẹp và khu vực lầy lội xe tải không vào được, nên nhiều người đã tìm đến máy cày. Vì thế, gần đây một số hộ gia đình trên địa bàn trên huyện Phong Điền sắm máy cày làm phương tiện vận tải.

Theo ông Trần Văn Niêm, một chủ xe ở xã Phong Xuân: “Máy cày kéo rơ moóc có thể chở được hàng nặng tới 5- 6 tấn, chạy trên các tuyến đường xấu, gồ ghề và nhất là có khả năng “lội” đường bùn lầy và có thể tự nâng, hạ thùng, điều mà các xe tải nhẹ không thể thực hiện được”. Cũng theo ông Niêm, máy cày kéo rơ moóc sinh lời rất cao, mỗi tháng cũng kiếm được vài chục triệu đồng. Nếu có hàng chạy đều, thì chỉ cần vài năm là thu hồi vốn.

Hiện nay, Nhà nước đã có chủ trương cấm phương tiện công nông hoạt động nên trên nhiều địa bàn loại phương tiện này đã không còn. Để chở hàng, nhất là gỗ tràm thu hoạch của dân trên rừng, những nơi hẻo lánh thì loại máy cày có rơ moóc rất hữu ích. Tuy nhiên, không chỉ chở ra khỏi rừng, những xe này còn công khai hoạt động trên các tuyến đường dễ gây ra tai nạn giao thông.

Chính quyền địa phương cần chỉ đạo ban công an các xã, thị trấn rà soát và tuyên truyền, vận động người dân cam kết không dùng loại máy cày kéo rơ  moóc để vận chuyển hàng hóa trên các trục đường chính, nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Đối với các trường hợp cố tình vi phạm, cần có chế tài xử phạt thật nghiêm theo quy định.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168

Ngày 10/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã triển khai đồng loạt các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Lắp biển xử lý vi phạm Nghị định 168
Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

TIN MỚI

Return to top