ClockThứ Hai, 05/10/2020 14:36

Chủ động nguồn điện cho tôm nuôi trên cát

TTH - Một trong những hạn chế trong nuôi tôm trên cát ven biển đã bộc lộ sau cơn bão số 5 khi điện lưới quốc gia gặp sự cố.

“Cải tổ” nguồn nước nuôi tômHợp tác nuôi tôm an toànSợ thua lỗ, người nuôi tôm tạm dừng xuống giống

Máy sục khí, tạo ô xy liên tục

Cơn bão quét qua vùng cát Ngũ Điền làm xáo động vùng nuôi tôm chân trắng rộng lớn vừa thả giống chưa lâu.

Ao hồ, chòi canh hư hại sau bão được người dân nhanh chóng khôi phục. Điều mà hầu hết người nuôi tôm trên cát ven biển không lường được là hệ thống điện hư hỏng lớn, mất điện kéo dài đến 4-5 ngày. Đây là sự cố chưa từng xảy ra từ khi bắt đầu nghề nuôi tôm trên cát gần 20 năm nay.

Sự cố mất điện kéo dài, thiết bị máy sục khí không thể hoạt động khiến tôm nuôi thiếu ô xy, nổi đầu, nguy cơ chết hàng loạt. Người dân vội vàng đổ xô mua máy phát điện phục vụ thiết bị sục khí, tạo ô xy cứu tôm. “Chỉ chậm chừng vài tiếng, vụ tôm nuôi chính vụ ở vùng Ngũ Điền có nguy cơ mất trắng", anh Nguyễn Hải Đăng ở thôn Hải Đông, xã Phong Hải (Phong Điền) chia sẻ.

Anh Đăng nhẩm tính, mỗi ao hồ nuôi rộng 2.500-3.000m2, sau chừng 10 ngày đến hai tuần nuôi, chi phí từ con giống, thức ăn, điện nước, thuốc men, nhân công… ước 100-120 triệu đồng. Nếu bão đến từ giữa đến cuối vụ thì thiệt hại nặng nề, có thể đến cả tỷ đồng trở lên do chi phí đầu tư nuôi tôm lớn.

Sau bão số 5, người dân nhận ra một trong những nguy cơ thiệt hại lớn đối với nghề nuôi tôm trên cát, xuất phát từ sự chủ quan khi chưa mua sắm đầy đủ các thiết bị máy móc trước xu thế bão lũ ngày càng bất thường, khó lường. Trong đó, nguồn điện dự phòng phục vụ máy sục khí, tạo ô xy cho tôm  khi lưới điện quốc gia gặp sự cố là một trong những yếu tố quan trọng cần được đầu tư thỏa đáng.

Anh Võ Khiên ở thôn Hải Thế (xã Phong Hải) cho rằng, nuôi tôm chân trắng ven biển thường thả mật độ khá dày nên yếu tố ô xy luôn phải đảm bảo yêu cầu cho sự sinh trưởng. Ban ngày, tùy thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của tôm để sử dụng máy sục khí, tạo ô xy từ một đến vài giờ; còn ban đêm cần phải vận hành máy sục khí, tạo ô xy liên tục. Tôm trong giai đoạn sinh trưởng mạnh (từ giữa đến cuối vụ) cần lượng ô xy rất lớn, chỉ cúp điện, máy tạo ô xy bị gián đoạn trong một vài giờ sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến chết tôm.

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu đánh giá, mùa mưa bão, các yếu tố thời tiết, môi trường khá thích hợp đối với tôm nuôi trên cát. Vậy nên, đây được xác định là vụ nuôi tôm chính trong năm. Tuy nhiên, có được vụ nuôi thành công, người dân luôn phải đảm bảo đồng bộ các yếu tố kỹ thuật, thiết bị máy móc cần thiết, đề phòng và ứng phó khi lụt, bão.

Tuy nhiên, trước bão số 5, không chỉ các hộ nuôi tôm ở Phong Hải mà cả toàn vùng Ngũ Điền chỉ số ít hộ mua sắm máy phát điện dự phòng.

Sự cố cúp điện kéo dài sau bão số 5 đã thức tỉnh người dân, không chỉ đầu tư mua sắm máy phát điện dự phòng mà cần phải rà soát các yếu tố thiết bị, máy móc phục vụ ứng phó các sự cố trong mùa mưa bão.

Qua tìm hiểu, từ sau bão số 5 đến nay, gần như tất cả các hộ nuôi tôm trên cát ở Ngũ Điền đều mua sắm máy phát điện dự phòng, phục vụ sản xuất khi điện lưới gặp sự số. Mỗi thiết bị máy phát điện hiện nay có giá từ 30-90 triệu đồng, tuy kinh phí khá lớn nhưng là điều kiện cần phải đầu tư cho vụ mùa thắng lợi.

Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo, đối với vùng nuôi tôm chân trắng trên cát, yêu cầu các tổ chức, hộ nuôi vụ đông, hoặc kéo dài và duy trì nuôi vào các tháng thường xảy ra bão, lũ cần kiểm tra kết cấu hạ tầng ao nuôi, gia cố đê bao đảm bảo vững chắc; chủ động nguồn điện trong quá trình sản xuất; chuẩn bị máy nổ dự phòng và các trang thiết bị cần thiết ứng phó sự cố nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai. Người dân nên thả giống với mật độ thấp hơn, khoảng 100 - 150 con/m2, đầu tư chăm sóc phù hợp để rút ngắn thời gian nuôi, có thể thu hoạch sớm…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Nhằm hạn chế thiệt hại về gia súc trong mùa mưa rét năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chú trọng các biện pháp phòng rét cho vật nuôi.

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

TIN MỚI

Return to top