ClockThứ Sáu, 19/02/2021 09:19

Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đạt hiệu quả, hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không, đặc biệt là phi công, tiếp viên và những người tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

Cập nhật COVID-19: Nhật Bản tiêm vaccine cho nhân viên y tếAnh sẽ hỗ trợ kế hoạch xây dựng hộ chiếu vaccine toàn cầuHungary là quốc gia EU đầu tiên bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V của NgaPháp đề xuất người bệnh đã từng nhiễm COVID-19 chỉ cần tiêm 1 liều vaccineWHO cảnh báo khả năng vaccine có thể “đầu hàng” trước biến thể của SARS-CoV-2EU hoàn tất thỏa thuận đặt mua thêm 300 triệu liều vaccine COVID-19 từ Pfizer và BioNTech

Theo đó, việc khử trùng tàu bay trên các chuyến bay quốc tế và khu vực phục vụ chuyến bay quốc tế được quy định ở các văn bản khác nhau và chưa có sự thống nhất, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với cơ quan y tế liên quan về việc giám sát, kiểm tra và khử trùng tàu bay, nhà ga hàng hóa… tại các cảng hàng không, sân bay do kiểm định viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại các địa phương (CDC) thực hiện.

Tại các cảng hàng không, sân bay, các nhân viên hàng không tiếp xúc trực tiếp với hành khách, hành lý, hàng hóa có nguy cơ lây nhiễm virus cao. Do đó, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị ưu tiên cho các nhóm nhân viên được tiêm vaccine đợt 1 gồm nhân viên làm thủ tục hành khách, nhân viên phục vụ vận chuyển hàng hóa, tiếp viên, phi công, kiểm soát viên không lưu.

Ngoài ra, để đảm bảo kế hoạch và sớm vận chuyển vaccine phòng COVID-19 về Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam cũng đề nghị giao cho các hãng hàng không Việt Nam đảm nhiệm vận chuyển chính trong các đợt vận chuyển vaccine.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chấp thuận cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu 204.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca.

Vaccine ngừa COVID-19 có tên gọi là COVID-19 vaccine AstraZeneca, do công ty SK Bioscience (Hàn Quốc) sản xuất. Theo quyết định nói trên, vaccine được nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch phải đáp ứng các điều kiện đi kèm trong văn bản chấp thuận phê duyệt vaccine ngày 1/2 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, dự kiến, ngày 28/2, lô vaccine đầu tiên sẽ về đến Việt Nam và không lâu sau đó sẽ là khoảng 4,88 triệu liều vaccine từ sáng kiến phân bổ vaccine COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Như vậy, chúng ta có khoảng hơn 5 triệu liều để tiêm mũi thứ nhất cho hơn 5 triệu người.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 và các địa phương có dịch diễn ra vào chiều 15/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế đã rất chủ động và quyết liệt trong vấn đề tiếp nhận vaccine từ chương trình COVAX và các thủ tục tiếp nhận vaccine cơ bản đã hoàn thành.

Vào cuối tháng 2/2021, nếu chuyến bay được sắp xếp kịp thời và các thủ tục được hoàn thiện thì Việt Nam sẽ có vaccine theo hai nguồn: nguồn từ chương trình COVAX và nguồn nhập khẩu. Sau đó 3 tháng, nước ta có thể có thêm hơn 5 triệu liều vaccine.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ

Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực phát triển du lịch dịch vụ
Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết: Thời gian gần đây, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước tăng cao. Có thể thấy, các doanh nghiệp này đang có kế hoạch để đón nhận cơ hội trong năm 2025.

Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

TIN MỚI

Return to top