Thế giới

Cập nhật COVID-19: Nhật Bản tiêm vaccine cho nhân viên y tế

ClockThứ Năm, 18/02/2021 07:29
TTH.VN - Dữ liệu đưa ra bởi chính phủ Nhật Bản cho biết, so với 1 năm trước, số lượng du khách nước ngoài đến xứ sở hoa anh đào ước tính đã giảm 98,3% trong tháng Giêng 2021, giảm xuống còn 46.500 du khách.

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm đăng cai Olympic Tokyo vào năm 2021EU đặt mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho ít nhất 40% dân sốNhật Bản tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu và mua chung vaccine Covid-19Nhật Bản cấp hơn 1 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển

Nhân viên y tế là những đối tượng được ưu tiên tiêm chủng vaccine COVID-19 đầu tiên ở Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây là mức giảm liên tiếp trong 16 tháng, sau khi quốc gia này đã tạm đình chỉ lệnh cho phép nhập cảnh đối với công dân nước ngoài không có thẻ cư trú, khi các trường hợp nhiễm COVID-19 mới đang ngày càng tăng cao.

Được biết, số lượng du khách đến Nhật Bản đã chứng kiến mức tăng kể từ tháng 6/2020 với việc dần dần nới lỏng quyền nhập cảnh, đặc biệt là cho doanh nhân. Tuy nhiên, chính động thái này đã gây cản trở cho xu hướng phục hồi.

Trong báo cáo, khách từ Việt Nam chiếm gần ½ trong số 20.000 lượt khách, giảm 60,3%. Nhiều thực tập sinh người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật đã nhập cảnh vào Nhật Bản trước khi chính phủ nước này ra lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài không có thẻ cư trú  vào giữa tháng 1.

Đứng thứ hai trong đối tượng du khách chọn Nhật Bản là điểm đến là người Trung Quốc. Trong tháng Giêng vừa qua, Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 10.200 lượt khách Trung Quốc, giảm 98,9%; theo sau đó là khách Hàn Quốc với 2.500 người, giảm 99,2%.

Số còn lại là du khách người nước ngoài và gia đình họ nhập cảnh, hoặc tái nhập cảnh vào Nhật Bản. Du học sinh cũng được tính đến.

Trong khi đó, công dân Nhật Bản rời khỏi đất nước giảm 96,5% xuống còn 48.700 người.

Về tiến trình chống dịch của Nhật Bản, chính quyền nước này ngày 17/2 đã bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế. Kế hoạch được triển khai thận trọng, nhất là khi chỉ còn hơn 5 tháng nữa là đến Thế vận hội Tokyo.

Cho đến nay, Nhật Bản mới chỉ phê duyệt vaccine của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer và đối tác Đức BioNTech và bắt đầu tiêm chủng những mũi đầu tiên tại một bệnh viện ở Tokyo vào sáng ngày 17/2.

Giám đốc Trung tâm Y tế Tokyo Kazuhiro Araki là người được nhận liều vaccine đầu tiên của Nhật Bản.

“Vaccine đóng một vai trò quan trọng trong các biện pháp chống lại đại dịch COVID-19. Tiêm chủng vaccine COVID-19 không đau. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm”, Giám đốc Kazuhiro Araki trả lời phóng viên.

Trong khi đó, y tá Rino Yoshida cũng tỏ ra khá thoải mái và bình tĩnh khi được tiêm phòng. Theo cô, tỷ lệ tử vong và nguy cơ bệnh tật đã và đang giảm ở nước ngoài. Vì vậy tiến trình tiêm chủng bắt đầu ở Nhật Bản có thể giúp thay đổi tình hình ở đây.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản Yamamoto Hiroshi cũng bày tỏ rằng ông “thực sự xúc động” khi chứng kiến những mũi tiêm đầu tiên được sử dụng cho công dân nước này.

“Từ tận đáy lòng, tôi thật sự biết ơn những nhân viên y tế đang làm việc tại tuyến đầu để phòng chống dịch COVID-19”, Thứ trưởng Yamamoto Hiroshi chia sẻ.

Nhật Bản đang có kế hoạch ban đầu là tiêm vaccine cho 40.000 nhân viên y tế trên khắp đất nước và sẽ nghiên cứu tác động của vaccine 2 liều đối với 20.000 người trong số những người được tiêm vaccine.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top