Thế giới

WHO cảnh báo khả năng vaccine có thể “đầu hàng” trước biến thể của SARS-CoV-2

ClockThứ Ba, 09/02/2021 14:47
Tháng 12/2020, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận ở Nam Phi. Đột biến, được biết tới là 501.V2 có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn và nguy hiểm hơn tới những người trẻ. Biến thể mới dễ lây lan này cũng có thể chống lại các vaccine Covid-19.

Malaysia nới lỏng giãn cách xã hội phòng Covid-19 nhân dịp TếtTình trạng thiếu chip làm ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô Nhật BảnVaccine Sputnik V chính thức được phép sử dụng ở HungaryWHO: Số người được tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới đã vượt số ca mắcThế giới cần 7 năm để chấm dứt đại dịch Covid-19?

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

Ngày 8/2/2021, người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng sự xuất hiện của các đột biến trong biến thể mới đã đe dọa đến tính hiệu quả của các vaccine hiện nay. Trong một cuộc họp báo, Tổng giám đốc WHO cho rằng có "một tin tức đáng lo ngại" là các vaccine đang tồn tại có lẽ không hiệu quả trong việc chống lại biến thể mới được phát hiện ở Nam Phi.

Ông Tedros đã khẳng định nhu cầu cấp thiết với các nhà sản xuất vaccine về việc cần nâng cấp các loại vaccine hiện có của họ cũng như tăng số mũi tiêm giữa bối cảnh biến thể mới đang nhanh chóng lan rộng khắp thế giới và có thể trở thành chủng virus vượt trội hơn hẳn so với các chủng khác.

Theo người đứng đầu WHO, việc Nam Phi dừng sử dụng vaccine của AstraZeneca sau khi các báo cáo sơ bộ ghi nhận loại vaccine này không thể ngăn ngừa được các ca nhiễm biến thể mới ở dạng vừa và nhẹ là "lời nhắc nhở cho thấy chúng ta cần làm mọi thứ có thể để làm giảm sự lây lan của virus thông qua các biện pháp y tế công cộng".

Ông Tedros cũng cho biết WHO sẽ thông báo quyết định của mình về việc liệu cơ quan này có đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vaccine AstraZeneca trong trường hợp khẩn cấp "trong một vài ngày tới" hay không. Nếu loại vaccine của AstraZeneca được thông qua, các nước nghèo sẽ được tiêm vaccine theo chương trình COVAX, một nỗ lực được Liên Hợp Quốc ủng hộ nhằm phân phối vaccine Covid-19 khắp thế giới.

Một nghiên cứu được công bố ngày 6/2 cho thấy 2 mũi vaccine của AstraZeneca không hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca nhiễm biến thể mới ở thể vừa và nhẹ song theo lời người phát ngôn của họ thì vaccine này "có thể ngăn ngừa các ca mắc Covid-19 nặng".

Các nhà chức trách Nam Phi thông báo hôm 19/12/2020 rằng làn sóng dịch bệnh lần thứ hai ở nước này do biến thể 501.V2 của virus SARS-CoV-2 gây ra, được ghi nhận lần đầu vào tháng 10/2020 ở phía nam Vịnh Nelson Mandela ở tỉnh Eastern Cape. Theo các nhà nghiên cứu địa phương, biến thể mới mạnh hơn và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top