ClockThứ Sáu, 24/01/2020 16:40

Các đơn vị y tế lên phương án phòng chống dịch nCoV

TTH.VN - Nguy cơ cao dịch viêm phổi do vi rút Corona mới (nCoV) có thể xâm nhập vào địa bàn Thừa Thiên Huế khi đã có 2 trường hợp nhiễm bệnh xuất hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện (BV) Trung ương Huế và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã chủ động, sẵn sàng mọi kế hoạch phòng chống dịch bệnh, nhất là yêu cầu tất cả các khoa, phòng, đơn vị tăng cường khâu giám sát, phát hiện sớm, cách ly, điều trị hiệu quả.

WHO không ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp với virus coronaSẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong dịp Tết

Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế họp khẩn phòng chống dịch nCoV  trưa 30 Tết Nguyên đán 2020

Sáng 24/1 (tức 30 Tết), BV Trung ương Huế tiến hành cuộc họp khẩn nhằm rà soát lại toàn bộ công việc và quy trình theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế. Sau khi kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo, BV củng cố nguồn nhân, vật lực tập trung phòng chống dịch theo phác đồ của Bộ Y tế. Theo phác đồ được Bộ Y tế ban hành, BV yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm. Bệnh nhân viêm phổi nặng được thăm hỏi kỹ càng các yếu tố dịch tễ, cách ly, điều trị kịp thời. 

Để làm tốt công việc này, BV đã trang bị mọi bảo hộ và phòng cách ly. Nếu phát hiện dịch, BV sẽ cách ly tại chỗ, hội chẩn và chuyển bệnh nhân tới đơn vị chuyên về chăm sóc điều trị bệnh nhân.

Ban Giám đốc BV cũng đã chỉ đạo các khoa giám sát tình hình dịch bệnh và cập nhật thường xuyên, đề nghị các bác sĩ quan tâm yếu tố dịch tễ khi tiếp nhận người bệnh. Tại Khoa Cấp cứu, nơi tiếp nhận có yếu tố nghi ngờ, đã bố trí nhân lực, chuẩn bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, phòng cách ly để tiếp đón bệnh nhân.

GS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương kiểm tra cơ sở vật chất tại khu cách ly ở Trung tâm Nhi (BV Trung ương Huế)

Theo đó, phương án thứ nhất khi dịch xuất hiện với số lượng nhỏ lẻ, bệnh nhân tạm thời được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm và Khoa Nhi Cấp cứu - Sơ sinh của Trung tâm Nhi. Phương án hai khi phát triển dịch, BV sẽ trung dụng toàn bộ Khu Nhi lây (tầng 1) để bố trí thành đơn vị sàng lọc và cách ly gồm hai khu vực (khu có nguy cơ và khu cách ly đặc biệt). Số lượng khoảng 10 giường bệnh điều trị (ở khu cách ly đặc biệt) và 20 giường sàng lọc (khu có nguy cơ).

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế cho rằng: "Người dân không nên quá căng thẳng vì Việt Nam chủ động đẩy lùi được dịch. Tại khoa, phòng chức năng, chúng tôi có chương trình kiểm soát bệnh dịch; trong đó, có bệnh nCoV. Những bệnh nhân sốt sẽ đưa ngay vào phòng cách ly, sàng lọc và đưa vào Khu Nhi lây (Trung tâm Nhi)".

BV chuẩn bị rất kỹ lưỡng, các nhóm bệnh dịch liên quan đến nCoV sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng, thận trọng để những bệnh nhân khác yên tâm. GS Phạm Như Hiệp chia sẻ.

Tại các BV tuyến huyện như Phú Vang và Hương Thủy, công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh đã sẵn sàng. Các BV đã trưng dụng một số phòng khám, khoa cấp cứu để làm khu vực cách ly, phân khu điều trị. Thuốc men, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân. Từ đó, thực hiện nghiêm kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại nơi điều trị.

BV Phú Vang xây dựng kế hoạch phòng chống dịch nCoV

Bác sĩ Nguyễn Văn Vỹ, Giám đốc BV TX. Hương Thủy, cho biết: "Phương án phòng chống dịch nCoV ở đơn vị đã sẵn sàng. Những trường hợp sốt, có vấn đề về hô hấp sẽ được các bác sĩ khai thác yếu tố dịch tễ để sàng lọc các triệu chứng của người bệnh, đưa vào cách ly nếu có yếu tố nghi ngờ".

Trước tình hình nCoV diễn biến ngày càng phức tạp tại Trung Quốc, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng; tổ chức giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt từ xa, quan sát tình trạng sức khỏe đối với các hành khách nhập cảnh từ thành phố Vũ Hán và vùng có dịch; phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để bệnh lây lan ra cộng đồng; triển khai kế hoạch đáp ứng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp với ba tình huống diễn biến dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị y tế.

Bác sĩ Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC tỉnh cho biết, hiện nay mặc dù trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng đơn vị yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường giám sát để cách ly ngay các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Cùng với đó, phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm bảo đảm an toàn sinh học, chất lượng mẫu bệnh phẩm, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm mắc tại các cửa khẩu, cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh để thực hiện cách ly, xử lý sớm.

Bài, ảnh: Minh Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống dịch bệnh nổi bật mùa đông xuân

Môi trường mưa ẩm thuận lợi cho virus phát triển, nhất là các bệnh nhiễm trùng hô hấp và đường tiêu hóa. Trong số các ca bệnh nhập viện tăng, một số trường hợp diễn biến nặng do tự điều trị.

Phòng, chống dịch bệnh nổi bật mùa đông xuân
Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top