ClockThứ Bảy, 01/02/2020 13:04

Nụ cười bệnh nhân vùng cao

TTH - Khác xưa rồi, bà con huyện vùng cao Nam Đông bây giờ hễ đau là tìm đến trạm, đến trung tâm y tế (TTYT) địa phương và tuyệt đối tin tưởng những người mặc blouse trắng nơi này...

Nam Đông khống chế dịch sốt xuất huyết tại hộ gia đìnhBác sĩ của bản làng“Của hiếm” ngành y vùng caoTrọn đời gắn với vùng cao

1. Gần trưa nhưng các phòng khám, phòng bệnh ở TTYT huyện vẫn còn khá đông, phần lớn là bà con dân tộc Cơ Tu đến lấy thuốc và chăm sóc người nhà. Bên ngoài hành lang phía trước, một bệnh nhân luống tuổi bị tai biến đang được các y, bác sĩ hỗ trợ hồi sức để chuyển về Huế can thiệp điều trị.

Bác sĩ Hoàng Dũng thăm khám cho bệnh nhân

Cách nay chừng 10 năm, lần đầu chúng tôi gặp bác sĩ Võ Phi Long, Phó Giám đốc TTYT Nam Đông và các bác sĩ Nguyễn Hữu Can, Hoàng Dũng... những gương mặt kinh nghiệm chuyên môn tại TTYT này. Giờ có dịp hội ngộ, có nhiều thứ đã thay đổi. Bác sĩ Nguyễn Hữu Can, giờ là Trưởng khoa Ngoại sản, bác Hoàng Dũng giờ cũng kiêm Trưởng khoa Khám bệnh. Có lẽ thời gian đã làm cho các bác sĩ già đi nhưng tác phong nhanh nhẹn, chân chất vẫn còn nguyên. Vừa đo huyết áp cho bệnh nhân Hồ Thị Đơm, 70 tuổi, dân tộc Cơ Tu, xã Thượng Long, bác sĩ Hoàng Dũng bộc bạch: “Y tế Nam Đông vẫn còn khó khăn, nhưng giờ đã khởi sắc hơn trước nhiều. Bà con cũng đỡ đau ốm bệnh tật...”.

Gần 30 năm công tác nơi đây, bác sĩ Dũng có nhiều kỷ niệm với vùng cao này. Tâm niệm của bác sĩ Dũng là, nếu sắp đến nghỉ hưu ông sẽ chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Bác sĩ Hoàng Dũng thực tình, trước đây nhắc tới Nam Đông hầu như ai cũng thấy là vùng đất khó, cách trở đường sá thì giờ đây Nam Đông là vùng đất hứa, có nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng phía tây tỉnh nhà; giao thông đi lại thuận lợi, ô tô vào đến tận ngõ mọi nhà. Người dân địa phương không chỉ biết làm du lịch, phát triển kinh tế hộ gia đình mà mỗi khi đau ốm, bệnh tật, họ đã biết đến các trạm và TTYT huyện để được bác sĩ thăm khám, kê đơn cho thuốc.

2. Thời điểm chúng tôi có mặt cũng đúng lúc các nhân viên y tế TTYT Nam Đông mở cửa tủ áo quần "tình thương" nằm bên lối đi vào khu vực điều trị nội trú để cấp phát cho bệnh nhân và người nhà. Những bộ áo quần được xếp gọn trong tủ, đủ đầy theo từng lứa tuổi, giới tính... là công sức của các cán bộ, y bác sĩ TTYT huyện vận động quyên góp dành cho những bệnh nhân của mình.

Bác sĩ Võ Phi Long chia sẻ, hơn 20 năm công tác ở vùng cao này nên rất thấu hiểu với những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào ở đây. Bác sĩ Long kể về những lần chứng kiến người bệnh, dù trời đông giá rét nhưng vẫn phong phanh một chiếc áo thun đến khám. Trong số đó, rất nhiều trẻ nhỏ, mặt mày nhem nhuốc đất. Nỗi trăn trở ấy lớn dần nên bác sĩ Long tham vấn lãnh đạo tìm nguồn quyên góp, rồi đặt tủ áo quần tình thương trong TTYT để giúp cho bệnh nhân đủ ấm cơ thể chống chọi trước cơn rét núi rừng. “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy”. Phương châm của TTYT huyện là một lời kêu gọi là sự sẻ chia đầy trách nhiệm của các y, bác sĩ ở nơi này.

Nắng xuân ở vùng cao nhạt dần về chiều, gió núi bắt đầu làm tiết trời heo mây, một đứa trẻ mặc áo quần phong phanh được chị Hồ Thị Mế, xã Thượng Lộ cõng vào TTYT  Nam Đông điều trị vì cháu ho nhiều ngày không giảm. Vừa đi ngang qua tủ áo quần "tình thương", cháu được nhân viên y tế gọi lại chọn cho bộ cánh khá đẹp. Nhận bộ áo quần còn tươm tất, chị Mế cười. Nụ cười ấy làm lan tỏa niềm hạnh phúc đội ngũ cán bộ y tế ở khu nội điều trị vào chiều cuối năm.

Cũng đâu chỉ riêng chị Mế, kể từ khi tủ áo quần miễn phí cho bệnh nhân được hình thành hơn 1 năm nay, hàng trăm người bệnh nghèo ở Nam Đông có thêm áo quần để mặc, bớt lo lắng hơn trong những ngày hè đến đông qua và nhất là khi xuân về, tết đến.

3. Được bác sĩ Long mời đi thăm các khoa, phòng chức năng, chúng tôi tận mắt chứng kiến người bệnh ở đây được quan tâm như những vị khách. Nói không ngoa, chưa có một TTYT huyện vùng cao ở đâu lại xanh- sạch- đẹp như TTYT huyện Nam Đông ngay từ cổng vào. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy khu vực điều trị nội trú với hơn 50 giường bệnh đều được trang bị đủ đầy chăn ga, gối đệm cho bệnh nhân. Đội ngũ y, bác sĩ ở đây có cách phục vụ gần gũi và cũng rất chuyên nghiệp, trước hết họ đã lấy "nụ cười" để làm hài lòng bệnh nhân.

Bệnh nhân Hồ Thị Quang, xã Thượng Long đang điều trị Khoa Ngoại sản chia sẻ, bà mắc chứng đau lưng từ nhiều năm nay. Đây là căn bệnh thường gặp ở người vùng cao, khi công việc cõng, gùi là chủ yếu. Vào TTYT huyện điều trị được 3 ngày, được nằm trên giường nệm thoải mái, nên bệnh tình bà ổn dần. Trước đây, TTYT chưa trang bị "chăn ga, gối đệm" thì bệnh nhân đau ốm nặng hay nhẹ đều nằm trên giường sắt và inox. Mùa lạnh buốt đến tận xương. “Bây giờ thì hết lo rồi. Đến TTYT, ai cũng yên tâm vì được chăm sóc tốt. Tâm lý e ngại của người dân vùng cao cũng không còn nữa". Bà Quang chia sẻ.

Vừa rời Khoa Ngoại sản, bước ra sảnh chờ khu vực khám bệnh, tôi gặp ông Hồ Thanh, 61 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, nguyên Hiệu trưởng Trường tiểu học Thượng Lộ (Thượng Lộ, Nam Đông) vừa đến khám bệnh. Ông Thanh chia sẻ, bây giờ bà con ở Nam Đông đã tin các y, bác sĩ ở đây, hễ đau là đến TTYT khám điều trị, ngoại trừ các bệnh khó, phức tạp mới chuyển về Huế...

Bài, ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Điểm cầu của tỉnh có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở Y tế cùng các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao
Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

TIN MỚI

Return to top