ClockThứ Bảy, 20/08/2022 06:45

Hoàn toàn có thể ngăn ngừa lây HIV từ mẹ sang con

TTH - Thực tiễn đã chứng minh, HIV hoàn toàn có thể được ngăn ngừa sự lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ áp dụng đảm bảo các biện pháp dự phòng do ngành y tế hỗ trợ, hướng dẫn.

“Chặn” HIV từ mẹ sang conARV chặn lây nhiễm HIV/AIDSDự phòng lây nhiễm “H” từ mẹ sang conHiệu quả từ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Hình ảnh truyền thông về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ảnh: Tư liệu

Để không còn trẻ nhiễm HIV

Nhìn khuôn mặt rạng rỡ, hồn nhiên của bé M. – con gái hơn 2 tuổi của chị Trần Thị S., người mẹ bị nhiễm HIV từ chồng, khó ai hiểu hết nỗi đau và những áp lực tinh thần mà chị đã phải trải qua.

Chị S. không may bị lây HIV từ chồng. Hơn 14 năm, vợ chồng chị dìu nhau đi qua mỗi ngày giữa vô vàn nỗi đau tinh thần của bản thân và những áp lực từ gia đình hai bên nội ngoại. Nhưng rồi, anh chị đã tìm thấy “ánh sáng cuối đường hầm” của cuộc đời mình khi chị được tư vấn hoàn toàn có thể sinh con an toàn. Từ đó, anh chị chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Cuối cùng, với sự quyết tâm của hai vợ chồng, sự hỗ trợ tư vấn của nhân viên y tế và sự đồng thuận, giúp đỡ của gia đình, bé M. đã được ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của ba mẹ, ông bà.

Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, việc sử dụng thuốc điều trị HIV kết hợp với các chiến lược khác đã giúp giảm nguy cơ lây HIV từ mẹ sang con xuống 1% hoặc ít hơn, nhất là ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và châu Âu. Các bà mẹ chuẩn bị mang thai, đang có thai nên đến các cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm tầm soát. Cán bộ y tế sẽ hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ngoài ra, nguy cơ mẹ mang thai bị nhiễm HIV lây truyền cho con sẽ được hạ xuống thấp khi có các yếu tố sau: HIV được phát hiện càng sớm càng tốt trong khi mang thai (hoặc trước khi phụ nữ mang thai); phụ nữ nhiễm HIV được điều trị với thuốc chống HIV trong khi mang thai và sinh con; trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được dùng thuốc điều trị HIV trong 4 - 6 tuần sau khi sinh và không được bú sữa mẹ.

Có càng ít HIV trong cơ thể sẽ càng bảo vệ được sức khỏe của người phụ nữ và giảm nguy cơ lây HIV từ mẹ sang con trong khi mang thai và sinh nở. Hiện nay, các phòng khám, trung tâm, bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa luôn được khuyến nghị xét nghiệm HIV cho tất cả các phụ nữ trước khi mang thai, hoặc càng sớm càng tốt trong thai kỳ. Việc này nhằm mục đích phát hiện sớm những phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Họ sẽ được đưa vào chương trình quản lý và được dùng thuốc điều trị HIV.

Chủ động bảo vệ con

Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba đường lây truyền của HIV thường gặp và cần được can thiệp để kiểm soát tốt. Việc dùng thuốc kháng vi-rút HIV đối với người phụ nữ mang thai nhiễm HIV vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, quá trình chuyển dạ và nuôi con sau đó. Cùng với đó, khi người mẹ tiếp tục phối hợp thêm các biện pháp khác theo hướng dẫn của nhân viên y tế, thì sẽ hạn chế khả năng lây truyền xuống mức thấp nhất.

Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ càng cao khi phụ nữ mang thai nhiễm HIV gặp ít nhất một trong các tình trạng sau: Chưa điều trị thuốc kháng vi-rút ARV hoặc mới điều trị thuốc ARV dưới 4 tuần tính đến thời điểm sinh con; Tải lượng vi-rút HIV ≥ 200 bản sao/mL trong thời điểm 4 tuần trước sinh; Phát hiện nhiễm HIV muộn lúc chuyển dạ hoặc ngay sau sinh hoặc đang cho con bú. Nếu 100 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không được chăm sóc điều trị thích hợp, không được dùng thuốc kháng HIV để phòng lây truyền từ mẹ sang con thì trung bình có 30-35 trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Trong khi đó nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 5% (100 trẻ sinh ra có thể chỉ có 3-5 trẻ nhiễm HIV từ mẹ hoặc thậm chí còn ít hơn nữa).

Nếu được can thiệp sớm, chăm sóc và điều trị dự phòng thích hợp, mỗi năm tại Việt Nam sẽ có hàng ngàn trẻ được cứu thoát khỏi HIV trước nguy cơ lây truyền từ mẹ. Để thực hiện mục tiêu "Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con", Bộ Y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai, phụ nữ có hành vi nguy cơ cần chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con qua các giai đoạn trước, trong khi mang thai và sau khi sinh con.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 cơ sở điều trị thuốc kháng vi-rút ARV, gồm 2 cơ sở tại Bệnh viện Trung ương Huế (1 cơ sở điều trị cho trẻ em, 1 cơ sở điều trị cho người lớn) và 1 cơ sở thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Công tác điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con luôn được quan tâm và tiếp tục mở rộng, nhằm giảm các trường hợp trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV. Công tác giám sát dịch HIV/AIDS và hệ thống giám sát báo cáo ca bệnh triển khai đến tận tuyến xã/phường. Đồng thời, ngành y tế cũng đang dần chuyển việc xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai giai đoạn sớm về trạm y tế, hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bướm chúa có thể được thêm vào danh sách các loài bị đe dọa ở Mỹ

Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ đã công bố quyết định mở rộng biện pháp bảo vệ cấp liên bang để bảo vệ bướm chúa, sau nhiều năm nhận được cảnh báo từ các nhà bảo vệ môi trường rằng, quần thể bướm chúa đang suy giảm nghiêm trọng và có thể không sống sót qua khủng hoảng khí hậu.

Bướm chúa có thể được thêm vào danh sách các loài bị đe dọa ở Mỹ
Chủ động ngăn ngừa tội phạm liên tỉnh

Nhờ nắm và bám sát địa bàn, Công an TP. Huế đã kịp thời triệt phá, bắt giữ nhiều nhóm tội phạm ngoại tỉnh liên quan đến lừa đảo và trộm cắp tài sản.

Chủ động ngăn ngừa tội phạm liên tỉnh
“Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ

“Nhận diện” sớm các khu vực có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất đá… là vấn đề mà người dân rất quan tâm khi mùa mưa bão đến, nhằm chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, ứng phó với rủi ro thiên tai; tránh, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra do mưa lũ.

“Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ
Thông tin doanh nghiệp:
Làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn lao động?

Tai nạn lao động là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và an toàn của người lao động. Để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe công nhân, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động. Dưới đây là một số bước cần thiết để bảo đảm môi trường làm việc an toàn.

Làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn lao động

TIN MỚI

Return to top