ClockThứ Bảy, 17/09/2022 09:49

“Dùng thuốc an toàn, không gây hại”

TTH.VN - Thuốc là biện pháp can thiệp được sử dụng rộng rãi nhất trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, tác hại liên quan đến thuốc chiếm tới một nửa tổng tác hại có thể phòng ngừa được trong chăm sóc y tế.

Các cơ sở y tế chủ động mua sắm thuốc biệt dược để phục vụ điều trịĐiểm chuẩn các ngành của Đại học Huế từ 15 - 26,4 điểmTiếp tục nhân rộng các mô hình không thuốc lá

Nhận thức được gánh nặng tác hại to lớn này, "An toàn khi dùng thuốc" đã được chọn làm chủ đề cho "Ngày an toàn cho người bệnh thế giới năm 2022".

Mục tiêu của Ngày an toàn người bệnh thế giới 2022 nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về gánh nặng của các tổn hại liên quan đến sự cố trong sử dụng thuốc; tăng cường phối hợp giữa các bên liên quan nhằm ngăn ngừa sự cố trong sử dụng thuốc và giảm tổn hại liên quan đến thuốc; hướng dẫn người bệnh và gia đình tham gia trong việc sử dụng thuốc an toàn…

Để kỷ niệm "Ngày an toàn cho người bệnh thế giới năm 2022", WHO tổ chức sự kiện trực tuyến toàn cầu, kêu gọi tất cả các bên liên quan tham gia nỗ lực trên toàn cầu vì "An toàn khi dùng thuốc". Lễ kỷ niệm sẽ bao gồm việc thắp sáng đài phun nước Jet D’Eau tại thành phố Geneve bằng ánh sáng màu cam. Các quốc gia thành viên được khuyến khích tham gia vào chiến dịch toàn cầu bằng cam kết triển khai chiến dịch an toàn người bệnh toàn cầu của WHO.

Hưởng ứng cuộc vận động của WHO và tham gia sự kiện chung trên toàn cầu, Bộ Y tế đề nghị các các đơn vị trực thuộc, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và y tế các Bộ ngành chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tổ chức đồng loạt các hoạt động, phong trào nhân dịp Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2022 trong tuần từ ngày 12/9/2022 đến ngày 18/9/2022 theo hướng dẫn của WHO.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tại Việt Nam, từ 2019 đến tháng 8/2022, có 35% bệnh viện trên toàn quốc triển khai báo cáo sự cố y khoa, trong đó riêng bệnh viện tuyến trung ương là 60%, cao nhất các tuyến. Sự cố y khoa liên quan đến công tác dược lâm sàng gặp nhiều nhất là nhầm liều, chiếm 20% tổng số sự cố về thuốc ở bệnh viện tuyến trung ương; 18,5% sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố. Tại bệnh viện tuyến quận, huyện, sự cố gặp nhiều nhất là do nhầm thuốc, chiếm 23,7%; tiếp đến là nhầm liều, chiếm 10%.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

Một nghiên cứu của Mỹ vừa được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, những người nhiễm HIV có thể an toàn nhận thận hiến tặng từ những người hiến tạng nhiễm HIV đã chết. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi để được ghép tạng trên diện rộng, bất kể tình trạng HIV của bệnh nhân.

Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

TIN MỚI

Return to top