ClockThứ Năm, 09/09/2021 14:11

Các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội phải hoàn thành xét nghiệm toàn dân trước 15/9

Tại phòng làm việc, Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra trực tuyến việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ngay sau đó, Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành Công điện về kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phú Lộc: Lấy mẫu, truy vết diện rộng sau chùm ca nhiễm mới ở Lộc TrìTruy vết, lấy mẫu xét nghiệm liên quan đến 3 ca dương tính với SARS - CoV-2 ở TP. HuếThêm 180.000 bộ kit xét nghiệm COVID-19 do Đức trao tặng về đến Việt NamTừ nay đến 15/9, nơi có nguy cơ cao sẽ xét nghiệm Covid-19 tại nhà ít nhất 3 lầnVận chuyển 180.000 bộ kit xét nghiệm của bạn bè Đức về Việt NamXây dựng phương án hỗ trợ việc làm cho người vùng dịch về; Trưng dụng thêm phòng xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2Hương Phong xét nghiệm tiểu thương và khách hàng đến chợ Thanh PhướcXét nghiệm sàng lọc người hoàn thành cách ly, tăng cường kiểm soát tuyến biển

Thủ tướng trao đổi, kiểm tra các địa phương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công điện 1356/CĐ-BYT ngày 8/9 do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký, gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nội dung Công điện nêu rõ: Tối ngày 08 tháng 9 năm 2021, tại phòng làm việc, Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra trực tuyến việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, một số quận, phường thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Tham gia kiểm tra có: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.

Qua kiểm tra cho thấy một số nơi đã nắm chắc, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, tại một số phường, lãnh đạo còn lúng túng, chưa nắm vững các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đồng chí Bí thư, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo quán triệt đầy đủ, sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đến các đồng chí lãnh đạo xã, phường, thị trấn theo phương châm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” và nhiệm vụ cụ thể của “pháo đài” và “chiến sĩ” được quy định tại các Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2021 và 1102/CĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải hoàn thành mục tiêu xét nghiệm toàn dân trước ngày 15 tháng 9 năm 2021 để loại trừ nguồn lây ra khỏi cộng đồng. Tổ chức thần tốc việc xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; rút ngắn tần suất xét nghiệm dài nhất là 2-3 ngày/lần tại những địa bàn có nguy cơ cao, rất cao; dài nhất là 5-7 ngày/lần tại các địa bàn còn lại để phát hiện sớm nguồn lây nhằm cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19.

Các địa phương không áp dụng giãn cách xã hội tiếp tục thực hiện việc xét nghiệm theo Công điện số 1305/CĐ-BYT ngày 02 tháng 9 năm 2021 của Bộ Y tế.

Tại những nơi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 phải triển khai ngay trạm y tế lưu động. Đối với các địa phương còn lại phải có kế hoạch, phương án tổ chức trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn để sẵn sàng cho tình huống xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng.

Thực hiện ngay việc tiêm vaccine khi được phân bổ; tiêm cho lực lượng tuyến đầu, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch; ưu tiên tiêm cho người cao tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai và các đối tượng khác theo quy định.

Lãnh đạo tỉnh, thành phố, quận, huyện phải tăng cường kiểm tra, giám sát xã, phường, thị trấn để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế, yếu kém, bảo đảm theo phương châm mỗi xã, phường thật sự là một “pháo đài”, mỗi người dân thật sự là một “chiến sỹ” và sẵn sàng cho các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01

TIN MỚI

Return to top