ClockChủ Nhật, 03/12/2023 10:27

​Bệnh viện Trung ương Huế đón nhận giải thưởng Kim cương của Hội Đột quỵ thế giới

TTH.VN - Đây là thông tin được Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế chia sẻ với báo chí ngày 3/12. Ban Giám đốc đơn vị cũng khen thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong phối kết hợp xây dựng và phát triển Trung tâm Đột quỵ.​

Chăm sóc người cao tuổi theo phong cách Nhật BảnPhòng dịch khi lũ rútCấp cứu, điều trị gần 1.000 bệnh nhân trong mưa lũTôi là CBOĐào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu

100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chẩn đoán bằng CT hoặc MRI trong vòng 15 phút đầu tiên khi nhập viện. Ảnh: BVTW Huế

Diamond (Kim cương) là giải thưởng cao nhất của Hội Đột quỵ thế giới dành cho các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe về rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não, đồng thời thực hiện tầm soát nguyên nhân và điều trị dự phòng đột quỵ phù hợp.

Để đáp ứng các tiêu chí này, các trung tâm cần đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ cao, thiết bị chẩn đoán chuẩn xác và phối hợp nhuần nhuyễn với các khoa phòng liên quan. Quy trình xét duyệt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan kiểm định quốc gia cùng hai cơ quan kiểm định quốc tế. Ủy ban về Đơn vị Đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng.

Để đoạt giải thưởng này, Trung tâm Đột quỵ BVTW Huế phải đạt các tiêu chí: Thời gian từ cửa bệnh viện đến lúc được tiêm thuốc tan cục máu đông dưới 30 phút (tiêu chuẩn chung là dưới 60 phút). Tương tự, thời gian được đâm kim can thiêp lấy huyết khối nằm trong mức tối ưu. 100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chẩn đoán bằng CT hoặc MRI trong vòng 15 phút đầu tiên (mức tiêu chuẩn đặt ra là 45 phút). Tỉ lệ người bệnh đột quỵ được điều trị tái thông hiện nay đã đạt mức hơn 25%. Không có bất kỳ ca bệnh đột quỵ nào bị bỏ sót hoặc chậm trễ trong quá trình cấp cứu, điều trị và chăm sóc tại bệnh viện.

Theo ThS. BS Lê Vũ Huỳnh, Phó Trưởng khoa Đột quỵ BVTW Huế, khoa thường xuyên tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đột quỵ thể tắc mạch nặng, nguy kịch. Bằng liệu pháp tái thông (truyền thuốc tan cục máu đông và can thiệp nội mạch tái thông mạch máu não) kịp thời, hầu hết những trường hợp nhập viện sớm đều được cấp cứu hiệu quả, vượt qua cơn nguy kịch và có thể hồi phục.

Bên cạnh đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây nên đột quỵ thể xuất huyết. Với những trường hợp nặng thường dẫn đến tỉ lệ tử vong và tàn tật cao dù được điều trị tối ưu. Để dự phòng các trường hợp đột quỵ thể xuất huyết, bệnh nhân tăng huyết áp cần đảm bảo huyết áp lúc nghỉ dưới 130/80 mmHg bằng việc tuân thủ điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên.

GS.TS.BS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế cho biết, 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, đội cấp cứu đột quỵ hoàn chỉnh (bao gồm bác sĩ chuyên khoa Đột quỵ, bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh; bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu, nhóm can thiệp nội mạch lấy huyết khối, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ và kỹ thuật viên chụp CT, MRI…) trực sẵn sàng.

Với đội ngũ nhân lực được đào tạo chính quy, bài bản; hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện có thể thực hiện được mọi kỹ thuật cấp cứu đột quỵ tiên tiến nhất trên thế giới. Đặc biệt, với thế mạnh đa chuyên khoa phối hợp khẩn trương, nhịp nhàng; đơn vị có thể lựa chọn phương án điều trị cần thiết, hiệu quả nhất cho những bệnh nhân đột quỵ, nhất là các trường hợp cần can thiệp.

 GS.TS.BS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế cùng các cá nhân và tập thể được tuyên dương

Trung tâm Đột quỵ BVTW Huế được thành lập vào năm 2018. Đây là tuyến y tế cao nhất trong lĩnh vực Đột quỵ khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. Mỗi năm, Khoa Đột quỵ tiếp nhận trên 2.500 bệnh nhân; bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết, can thiệp cấp cứu đột quỵ và bệnh lý mạch máu não khoảng trên 600 ca. Hiện nay, với sự gia tăng bệnh nhân đột quỵ, BVTW Huế đón một lượng lớn người bệnh nhập viện cấp cứu, chuyển viện các ca khó, phức tạp từ tuyến dưới cũng như các tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam...

Việc Trung tâm Đột quỵ BVTW Huế đạt Giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ thế giới thể hiện tính chuyên nghiệp, tối ưu hóa trong cấp cứu và điều trị đột quỵ, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột quỵ, góp phần giảm tỉ lệ tử vong cũng như giảm thiểu các di chứng về vận động, nhận thức, ngôn ngữ... do bệnh lý này gây ra.

Đột quỵ - một cấp cứu y tế khẩn cấp, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai và cũng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ và cứ mỗi 6 giây có 1 người chết vì đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có hơn 200 ngàn ca đột quỵ mới, với hậu quả hơn 11 ngàn người tử vong và trên 100 ngàn người bị tàn phế.

LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và cấp cứu dịp Tết cho 11 đơn vị y tế của 4 tỉnh, thành, Trung tâm Huyết học Truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai nhiều đợt hiến máu vệ tinh và tăng cường truyền thông.

Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

TIN MỚI

Return to top